Nông Dân Phấn Khởi Vì Giá Cà Phê Tăng Ở Gia Lai

Tổng diện tích cây cà phê trên địa bàn huyện Chư Pưh (Gia Lai) là 2.263 ha, trong đó, diện tích cà phê kinh doanh trên 2.185 ha. Tổng sản lượng cà phê nhân bình quân hàng năm của huyện đạt trên 5.000 tấn.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá cà phê nhân được thu mua tại các đại lý trên địa bàn huyện Chư Pưh ở mức trên 39 ngàn đồng/kg, tăng 5 ngàn đồng/kg so với thời điểm trước Tết. Đón nhận những thông tin tích cực từ thị trường, người trồng cà phê trên địa bàn huyện Chư Pưh tích cực đầu tư bón phân, tưới nước, chăm sóc cho cây cà phê.
Đang kéo ống chuẩn bị tưới đợt II cho vườn cà phê gần 2 ha của mình, anh Huỳnh Anh Quốc, thôn Hòa Tín, thị trấn Nhơn Hòa, phấn khởi cho biết: “Giá như vậy là tốt rồi, người trồng cà phê như chúng tôi chỉ mong giá luôn giữ ở mức ổn định như vậy thôi”.
Anh Quốc cho biết: Niên vụ trước anh thu được khoảng 6 tấn cà phê nhân, với mức giá cà phê như trước Tết (khoảng 34 ngàn đồng/kg nhân), sau khi trừ các chi phí đầu tư, chăm sóc thì không dư được bao nhiêu, thậm chí thua lỗ. Với diện tích gần 2 ha thì chi phí thuê nhân công cắt, tỉa cành sau khi thu hoạch cũng đã mất hơn 10 triệu đồng rồi, công tưới cũng mất 200 ngàn đồng/ngày...
Từ sau Tết đến nay, giá liên tục tăng làm cho người dân trồng cà phê mạnh dạn đầu tư, chăm sóc vườn cây. Anh Quốc cho biết: Anh vừa bán 1 tấn với giá 39 ngàn đồng/kg để mua phân bón, dầu để tưới cho cà phê… Còn lại hơn 4 tấn, anh đợi khi nào giá vượt qua ngưỡng 40 ngàn đồng/kg mới bán.
Cũng chung tâm lý phấn khởi như anh Quốc, bà Nguyễn Thị Duyên (thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang) phấn khởi nói: “Giá như bây giờ thì có lãi rồi. Mặc dù, gia đình chỉ còn gần 2 tấn cà phê nhân thôi nhưng tôi vẫn hy vọng giá sẽ tăng lên”. Niên vụ vừa qua, vườn cà phê hơn 1 ha của gia đình bà Duyên thu được gần 4 tấn nhân.
Do cần tiền để chi tiêu và để tái đầu tư nên trước Tết bà đã bán đi hơn 1 tấn với giá 34 ngàn đồng/kg. Với giá bán này thì chỉ đủ để bù đắp chi phí đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp nông dân có định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống Thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án: “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang”, thời gian thực hiện từ tháng 3/2011 - 3/2013.

Ngày trước, người nuôi tôm trong tỉnh Hà Tĩnh phải “khăn gói” vượt hàng trăm cây số đi mua con giống về thả. Giờ chỉ cần đặt hàng, đúng hẹn là các doanh nghiệp (DN) sản xuất có uy tín sẵn sàng chở con giống đến tận ao nuôi... Sự kết nối của DN với người dân không chỉ giải bài toán thiếu hụt về nguồn giống tại chỗ mà còn là hướng phát triển bền vững cho nghề nuôi tôm.

Trước thông tin giá gà thương phẩm hiện giảm xuống chỉ còn 18.000 đồng/kg, trao đổi với PV Báo SGGP chiều 22-5, ông Nguyễn Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, sự thật là giá gà đang rẻ như… rau nhưng chỉ đúng với loại gà công nghiệp trắng, còn các loại khác chỉ giảm nhẹ.

Thông tin từ Bộ phận khuyến nông Casuco, vụ mía 2012 - 2013 vừa qua có 179 hộ đăng ký chấm điểm để trở thành thành viên Câu lạc bộ (CLB) trồng mía đạt năng suất 200 tấn/ha/năm do Casuco thành lập, tăng 55 hộ so với cùng kỳ. Đến thời điểm này, nhân viên khuyến nông của công ty đã chấm điểm tất cả các rẫy mía do hộ dân đăng ký.

Bất chấp những khuyến cáo, cảnh báo của ngành chức năng, không ít nhà vườn ở các địa phương vùng ven huyện Châu Thành (Hậu Giang) và một số xã của thị xã Ngã Bảy đổ xô cải tạo vườn tạp, thậm chí đốn bưởi Năm Roi, chuyển đất trồng lúa để trồng cam sành. Trong khi, cây bưởi Năm Roi, lúa đang được khuyến khích duy trì và phục hồi diện tích nhưng ngày càng bị thu hẹp dần.