Nông Dân Phấn Khởi Vì Giá Cà Phê Tăng Ở Gia Lai

Tổng diện tích cây cà phê trên địa bàn huyện Chư Pưh (Gia Lai) là 2.263 ha, trong đó, diện tích cà phê kinh doanh trên 2.185 ha. Tổng sản lượng cà phê nhân bình quân hàng năm của huyện đạt trên 5.000 tấn.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá cà phê nhân được thu mua tại các đại lý trên địa bàn huyện Chư Pưh ở mức trên 39 ngàn đồng/kg, tăng 5 ngàn đồng/kg so với thời điểm trước Tết. Đón nhận những thông tin tích cực từ thị trường, người trồng cà phê trên địa bàn huyện Chư Pưh tích cực đầu tư bón phân, tưới nước, chăm sóc cho cây cà phê.
Đang kéo ống chuẩn bị tưới đợt II cho vườn cà phê gần 2 ha của mình, anh Huỳnh Anh Quốc, thôn Hòa Tín, thị trấn Nhơn Hòa, phấn khởi cho biết: “Giá như vậy là tốt rồi, người trồng cà phê như chúng tôi chỉ mong giá luôn giữ ở mức ổn định như vậy thôi”.
Anh Quốc cho biết: Niên vụ trước anh thu được khoảng 6 tấn cà phê nhân, với mức giá cà phê như trước Tết (khoảng 34 ngàn đồng/kg nhân), sau khi trừ các chi phí đầu tư, chăm sóc thì không dư được bao nhiêu, thậm chí thua lỗ. Với diện tích gần 2 ha thì chi phí thuê nhân công cắt, tỉa cành sau khi thu hoạch cũng đã mất hơn 10 triệu đồng rồi, công tưới cũng mất 200 ngàn đồng/ngày...
Từ sau Tết đến nay, giá liên tục tăng làm cho người dân trồng cà phê mạnh dạn đầu tư, chăm sóc vườn cây. Anh Quốc cho biết: Anh vừa bán 1 tấn với giá 39 ngàn đồng/kg để mua phân bón, dầu để tưới cho cà phê… Còn lại hơn 4 tấn, anh đợi khi nào giá vượt qua ngưỡng 40 ngàn đồng/kg mới bán.
Cũng chung tâm lý phấn khởi như anh Quốc, bà Nguyễn Thị Duyên (thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang) phấn khởi nói: “Giá như bây giờ thì có lãi rồi. Mặc dù, gia đình chỉ còn gần 2 tấn cà phê nhân thôi nhưng tôi vẫn hy vọng giá sẽ tăng lên”. Niên vụ vừa qua, vườn cà phê hơn 1 ha của gia đình bà Duyên thu được gần 4 tấn nhân.
Do cần tiền để chi tiêu và để tái đầu tư nên trước Tết bà đã bán đi hơn 1 tấn với giá 34 ngàn đồng/kg. Với giá bán này thì chỉ đủ để bù đắp chi phí đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ hỗ trợ nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương, Công ty Kato Hitoshi General (Nhật Bản) còn cam kết giúp ngư dân Bình Định xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ.

Năm nay, sản lượng vải thiều Lục Ngạn tuy tăng gần gấp đôi so với năm ngoái nhưng vải không bị bán đổ, bán tháo do ngoài thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 1/2 lượng xuất khẩu thì vải Lục Ngạn đã tìm được một số thị trường mới như Úc, Nhật, Hàn Quốc.

Những năm gần đây, cùng với việc ứng dụng các tiến bộ KHKT để nâng cao năng suất cây trồng thì ngành Nông nghiệp huyện Quang Bình đang hướng tới một nền sản xuất hàng hóa, gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ; trên cơ sở những điều kiện tự nhiên của địa phương, đồng thời đẩy mạnh việc đưa các loại giống cây trồng cho năng suất cao vào sản xuất.

Những ao tôm thẻ chân trắng mới thả nuôi hơn một tháng ở 3 xã bãi ngang là Kim Trung, Kim Đông, Kim Hải, thuộc huyện Kim Sơn (Ninh Bình) bỗng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

Từng chiếc quẩy tấu nhuộm vàng những bắp ngô chắc hạt được người dân thôn Nà Sát, xã Thanh Thủy (Vị Xuyên) nối bước nhau theo đường mòn, gùi về sân phơi... Bên bãi ngô ven bờ sông Lô, nhiều cặp vợ chồng sôi nổi luận bàn về mùa ngô năng suất mà chưa bao giờ họ có được.