Nông Dân Phấn Khởi Vì Giá Cà Phê Tăng Ở Gia Lai

Tổng diện tích cây cà phê trên địa bàn huyện Chư Pưh (Gia Lai) là 2.263 ha, trong đó, diện tích cà phê kinh doanh trên 2.185 ha. Tổng sản lượng cà phê nhân bình quân hàng năm của huyện đạt trên 5.000 tấn.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá cà phê nhân được thu mua tại các đại lý trên địa bàn huyện Chư Pưh ở mức trên 39 ngàn đồng/kg, tăng 5 ngàn đồng/kg so với thời điểm trước Tết. Đón nhận những thông tin tích cực từ thị trường, người trồng cà phê trên địa bàn huyện Chư Pưh tích cực đầu tư bón phân, tưới nước, chăm sóc cho cây cà phê.
Đang kéo ống chuẩn bị tưới đợt II cho vườn cà phê gần 2 ha của mình, anh Huỳnh Anh Quốc, thôn Hòa Tín, thị trấn Nhơn Hòa, phấn khởi cho biết: “Giá như vậy là tốt rồi, người trồng cà phê như chúng tôi chỉ mong giá luôn giữ ở mức ổn định như vậy thôi”.
Anh Quốc cho biết: Niên vụ trước anh thu được khoảng 6 tấn cà phê nhân, với mức giá cà phê như trước Tết (khoảng 34 ngàn đồng/kg nhân), sau khi trừ các chi phí đầu tư, chăm sóc thì không dư được bao nhiêu, thậm chí thua lỗ. Với diện tích gần 2 ha thì chi phí thuê nhân công cắt, tỉa cành sau khi thu hoạch cũng đã mất hơn 10 triệu đồng rồi, công tưới cũng mất 200 ngàn đồng/ngày...
Từ sau Tết đến nay, giá liên tục tăng làm cho người dân trồng cà phê mạnh dạn đầu tư, chăm sóc vườn cây. Anh Quốc cho biết: Anh vừa bán 1 tấn với giá 39 ngàn đồng/kg để mua phân bón, dầu để tưới cho cà phê… Còn lại hơn 4 tấn, anh đợi khi nào giá vượt qua ngưỡng 40 ngàn đồng/kg mới bán.
Cũng chung tâm lý phấn khởi như anh Quốc, bà Nguyễn Thị Duyên (thôn Hòa Lộc, xã Ia Phang) phấn khởi nói: “Giá như bây giờ thì có lãi rồi. Mặc dù, gia đình chỉ còn gần 2 tấn cà phê nhân thôi nhưng tôi vẫn hy vọng giá sẽ tăng lên”. Niên vụ vừa qua, vườn cà phê hơn 1 ha của gia đình bà Duyên thu được gần 4 tấn nhân.
Do cần tiền để chi tiêu và để tái đầu tư nên trước Tết bà đã bán đi hơn 1 tấn với giá 34 ngàn đồng/kg. Với giá bán này thì chỉ đủ để bù đắp chi phí đầu tư.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 24-11, Thương vụ Việt Nam tại Úc (Bộ Công Thương) cho biết trong tháng 10-2014, Việt Nam có hai mặt hàng vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.

Với giá này thì người trồng cỏ chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/m2. Mặt khác, người trồng cỏ nhung chưa có đầu ra ổn định, dù sản phẩm cỏ được bán ra nhiều tỉnh, thành hay xuất khẩu nước ngoài nhưng phải thông qua nhiều trung gian nên nông dân bị ép giá.

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, trung bình hàng năm lực lượng QLTT phát hiện, xử lý khoảng 300 vụ vi phạm, xử phạt hành chính hàng tỷ đồng. Nhưng đến nay, buôn lậu phân bón giả vẫn tràn lan và ngày càng phức tạp. Các vụ vi phạm chủ yếu vẫn là sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, nhái nhãn mác… tập trung nhiều các tỉnh như An Giang, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Nai, Lâm Đồng.

Những ngày qua, người trồng chanh ở các tỉnh ĐBSCL “ăn ngủ không yên” vì giá chanh tươi tuột dốc thê thảm. Theo ghi nhận, giá chanh tươi loại 1 ở Long An và Bến Tre chỉ còn 7.000-10.000 đồng/kg, riêng chanh “dạt” chỉ còn hơn 2.000-4.000 đồng/kg.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 11 ước đạt 2,66 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 11 tháng đầu năm 2014 lên 28,20 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2013.