Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Nuôi Cấy Nấm Xanh Phòng Trừ Rầy Nâu

Nông Dân Nuôi Cấy Nấm Xanh Phòng Trừ Rầy Nâu
Ngày đăng: 21/06/2013

Ông Võ Văn Đỏ, là tổ trưởng nhân giống lúa xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành và là nông dân tiên phong tỉnh Long An thực hiện mô hình “Nuôi cấy nấm xanh diệt rầy nâu tại nông hộ” đạt hiệu quả.

Ông Đỏ cho biết vào vụ hè thu năm 2009, ông và hai hộ nông dân trong tổ giống là Võ Văn Rạng, Võ Văn Cần ứng dụng nuôi cấy nấm trên 3 ha diện tích trồng Nếp OM 84. Tuy nhiên do ban đầu chưa nhiều kinh nghiệm và nguồn đĩa nấm gốc mua của công ty nên sản phẩm nấm xanh làm ra để diệt rầy hiệu quả thấp.

Sau đó, ông đã rút kinh nghiệm và chọn đĩa nấm gốc của Trường Đại học Cần Thơ và cùng các thành viên trong tổ nhân giống và các thành viên thuộc mô hình trồng nếp đạt chất lượng cao tiếp tục thực hiện mô hình ứng dụng nấm xanh trừ rầy với diện tích 10 ha. Hiệu quả dần cải thiện, suốt vụ không phải phun thuốc trừ rầy mà còn vừa đảm bảo năng suất, góp phần hỗ trợ sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGap.

Trong quá trình thực hiện mô hình nuôi cấy nấm với sự hướng dẫn trực tiếp của Trạm khuyến nông huyện Châu Thành và được tập huấn ngắn hạn nuôi cấy nấm. Theo ông quy trình nuôi cấy nấm nông hộ được thực hiện gồm 2 bước. Bước 1: Chọn gạo nuôi cấy nấm xanh phải là loại gạo cứng cơm, không có chất nhựa. Gạo được ngâm trong nước 1 giờ - 1 giờ 30 phút, sau đó vớt ra để ráo và cho vào bọc ny- lông, mỗi bọc khoảng 0,5 kg gạo. Tiếp tục đem các bọc gạo này đi hấp cách thủy khoảng 2 giờ và lấy ra để nguội.

Bước 2: Chủng nấm xanh vào môi trường gạo đã chuẩn bị ở trên. Chọn đĩa nấm gốc phải có chất lượng, tủ cấy cũng đơn giản để khi cấy nấm sẽ hạn chế nhiễm các nấm tạp. Tủ cấy là loại tủ nhỏ làm bằng kính khung nhôm, có khoát 2 lỗ để chúng ta thọt 2 tay vào bên trong khi cấy nấm gốc vào môi trường gạo sẽ ít bị nhiễm hơn. Các bọc gạo sau khi cấy nấm xanh sẽ được để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày lắc các bọc 1-2 lần để tạo sự thông thoáng cho nấm phát triển. Sau khi cấy nấm vài ngày thì nấm xanh sẽ xuất hiện, bao phủ hết hạt gạo, hạt gạo nhỏ dần và biến mất trong vòng 10-14 ngày. Sau đó đem chế phẩm ra sử dụng.

Một vài kinh nghiệm sử dụng nấm xanh có hiệu quả thì nên phun chế phẩm nấm xanh vào buổi chiều mát hoặc ban đêm, có sương càng tốt sẽ giúp nấm phát triển. Còn nếu phun gặp mưa khi chưa được 24 giờ phải phun lại. Nên phun khi mật số rầy nâu khoảng 2-5 con/tép và phun khi rầy nâu ở tuổi 1-2. Phun kỹ vào gốc lúa, khi phun phải trộn chế phẩm với chất bám dính giúp bào tử nấm bám tốt trên cơ thể côn trùng. Không hòa chế phẩm nấm xanh với các thuốc trừ nấm bệnh lúa… ngoài ra còn lưu ý một số yếu tố khác nữa.

Ông Đỏ cho biết thêm, trung bình 1 đĩa nấm gốc nuôi được 6 bịch thành phẩm và có thể sử dụng cho ít nhất khoảng 1 ha. Hiện nay, ông đang sản xuất nấm giốngcung cấp cho bà con. Thời gian từ ngày làm giống đến sử dụng chỉ trong vòng 1 tháng. Đối với ruộng thử nghiệm nấm xanh các vụ vừa qua của ông và một số cộng sự lân cận thì 1 ha sử dụng nấm xanh chi phí các khoản chỉ 200 ngàn đồng, còn khi sử dụng thuốc hóa học trừ rầy tốn khoảng 1,5 triệu đồng mà sản phẩm làm ra không đảm bảo vệ sinh an toàn.

Vụ thu đông 2010, ông làm nấm giống và cung cấp cho nhiều nông hộ các xã lân cận và ngoài tổ giống thực hiện nuôi cấy nấm xanh khoảng 15 ha. Nhà của ông là nơi sản xuất giống nấm xanh và đang thực hiện đề tài “Ứng dụng nuôi cấy nấm xanh tại nông hộ giảm chi phí” của Chi cục BVTV và Trung tâm Khuyến nông.


Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Quy Chế Quản Lý Đàn Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống Triển Khai Quy Chế Quản Lý Đàn Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống

Vừa qua, tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (An Thái Trung, Cái Bè) đã diễn ra Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống. Đồng chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Nguyễn Văn Trọng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT, chi cục thủy sản, trung tâm giống và các cơ sở sản xuất giống có nhận đàn cá tra chọn lọc của 10 tỉnh vùng ĐBSCL.

13/08/2013
Cá Tra Càng Nuôi Càng Lỗ Cá Tra Càng Nuôi Càng Lỗ

Hiện người nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải “gồng lưng” chịu lỗ từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg cá tra thương phẩm. Đã lỗ, còn bị doanh nghiệp ép giá, chiếm dụng vốn khiến nông dân không còn tiền tái đầu tư nuôi mới. Tình trạng “treo ao” diễn ra khắp vùng, có nơi diện tích “treo ao” lên đến 60%. Sản phẩm chiến lược quốc gia vì đâu nên nỗi?

14/08/2013
“Vua” Vịt Đẻ Trứng “Vua” Vịt Đẻ Trứng

Nghề nuôi vịt đẻ trứng lúc thăng lúc trầm, nhưng nhờ quyết tâm cao, chịu khó học hỏi mà ông Vũ Ngọc Quy (ấp 2, xã Phú Điền, huyện Tân Phú, Đồng Nai) được xem là vua vịt đẻ trứng ở xứ này.

14/08/2013
Khó Duy Trì Cánh Đồng Mẫu Lớn Khó Duy Trì Cánh Đồng Mẫu Lớn

Cách đây gần 2 năm, Đồng Nai đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn ở một vài địa phương, kết quả mang lại khá tốt. Thế nhưng, khi chính sách hỗ trợ rút đi thì người dân lại khó duy trì cánh đồng mẫu lớn.

14/08/2013
Chứng Nhận Nhãn Hiệu Cho Chanh Không Hạt Chứng Nhận Nhãn Hiệu Cho Chanh Không Hạt

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức trao giấy “Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Chanh không hạt Hậu Giang” của Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cho Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thạnh Phước, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành.

14/08/2013