Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Nuôi Cá Tra Sợ Nhất Giá Cả Đầu Ra

Nông Dân Nuôi Cá Tra Sợ Nhất Giá Cả Đầu Ra
Ngày đăng: 24/05/2012

Giá cá đầu ra bất ổn, lên xuống thất thường như hiện nay, có lúc lên cao đến 29.000 đồng/kg, có lúc xuống mức 21.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành nuôi là nỗi lo chung của nhiều người nuôi cá tra ở ĐBSCL.

Nỗi lo đầu ra

Anh Trần Văn Tần, ở khu vực Thới Bình, phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ cho biết: “Gia đình tôi nuôi 3 héc ta cá tra thương phẩm bán cho Công ty Hùng Vương, mỗi năm cung cấp hơn 1.000 tấn cá cá tra cho công ty. Hầu như, vụ nuôi nào tôi cũng đều thắng đậm, mang về bạc tỉ cho gia đình. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, giá cá liên tục giảm, trong khi đó giá đầu tư lại tăng vùn vụt khiến người nuôi có thể bị thua lỗ hoặc phá sản, được hòa vốn đã là mừng lắm rồi”.

“Nuôi 1 héc ta cá tra phải đầu gần 10 tỉ đồng, mới cho ra gần 500 tấn cá tra thành phẩm và phải nuôi mất 7 - 8 tháng mới thu hoạch, vốn đầu tư nuôi cá đa phần cầm cố sổ đỏ vay vốn từ ngân hàng. Giờ tôi không còn lo ngại lắm về vấn đề kỹ thuật nuôi nhưng lại sợ đầu ra quá bấp bênh, giá đầu tư cho 1 kg cá tra bằng hoặc cao hơn giá bán cá thương phẩm cho các nhà máy. Với tình hình này kéo dài, người nuôi cá như chúng tôi lỗ nặng” - anh Tần than vãn.

Nỗi lo đầu ra không phải chỉ là của riêng anh Tần mà đây còn là nỗi lo của nhiều nông dân nuôi cá tra trong mấy năm gần đây khi giá cá tăng, giảm thất thường.

Theo ông Võ Thành Long, ở phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ: “Mấy năm nay tôi nuôi cá rất đạt, nhưng điều lo sợ nhất giá cả đầu ra mà thôi”.

Lợi cả đôi bên

Đứng trước tình hình bất ổn về đầu ra, nhiều bà con nông dân đã liên kết với doanh nghiệp để nuôi cá "ăn" trên đầu sản phẩm.

Ông Nguyên Văn Ne, quận Ô Môn, TP Cần Thơ cho biết, trong những năm đầu nuôi cá tra, gia đình ông đều thắng lớn vì giá cá khá cao, do đó ông tiếp tục mở rộng diện tích. Đến nay có gần 5 công mặt nước nuôi cá tra thương phẩm. Tuy nhiên, gần 2 năm nay, giá cá biến động (chủ yếu là giảm) khiến gia đình ông lỗ lã nên đã chọn cách bỏ công tiến hành nuôi ăn trên đầu sản phẩm cho một công ty Chế biến xuất khẩu ở Trà Nóc nên không còn sợ khâu đầu ra nữa.

Còn theo ông Lê Hoàng Vũ - Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp, nông dân nuôi cá tra theo dạng nhỏ lẻ còn rất ít, đa phần nông dân chuyển sang nuôi gia công hoặc nuôi liên kết cho công ty xuất khẩu sẽ đảm bảo rủi ro thấp.

Theo ông Trương Minh Giàu, Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt An (An Giang): “Giá cá tra hiện nay đang xuống thấp từ 22.000 - 23.000 đồng/kg, bằng hoặc thấp hơn giá đầu tư 1 kg cá tra, khiến cho nhiều nông dân nuôi tự phát sẽ bị lỗ nặng nề, dẫn đến treo ao rất nhiều. Nhưng nếu nông dân nuôi có hợp đồng liên kết với công ty thì đảm bảo sẽ không lỗ, mà còn có lãi, tuy rằng có thể lãi không cao”.

Hiện nay, ngoài những doanh nghiệp lớn có khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu thì một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nguồn nguyên liệu. Việc liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp không chỉ giúp cho các nhà máy chế biến có nguồn nguyên liệu để hoạt động mà còn giúp bà con đảm bảo được về khâu tiêu thụ, có lợi nhuận ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Cá Ngừ Giảm Do Khai Thác Bằng Đèn Cao Áp Ở Phú Yên Sản Lượng Cá Ngừ Giảm Do Khai Thác Bằng Đèn Cao Áp Ở Phú Yên

Lão ngư Phạm Đáng, chủ tàu cá PY 92447 ở TP Tuy Hòa cho biết, chuyến biển mới đây, tàu của ông nằm ngoài khơi đến cả tháng trời, câu được có vài con cá, bán được hơn 22 triệu đồng, tính ra lỗ đến hơn 150 triệu đồng. Tương tự như ông Đáng, sợ thua lỗ, nhiều ngư dân ở tỉnh Phú Yên chấp nhậnnằm bờ. “Đã 1 tháng nay chúng tôi không dám đi làm vì giá thành cá quá thấp không đủ trang trải chi phí. Hơn nữa, hiện nay câu cá bằng loại đèn cao áp 1.000W - 1.500W sẽ làm thịt cá ngừ bị ảnh hưởng, không đảm bảo cho xuất khẩu. Chúng tôi mong muốn Nhà nước xem lại lệnh cấm dùng đèn giàn truyền thống” - ông Phạm Đáng nói.

31/05/2013
Cánh Đồng Mẫu Cà Phê Đầu Tiên Tại Tây Nguyên Cánh Đồng Mẫu Cà Phê Đầu Tiên Tại Tây Nguyên

UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Công ty TNHH Dak Man Việt Nam, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang triển khai thực hiện cánh đồng mẫu cà phê tại xã Hòa Thuận – TP. Buôn Ma Thuột.

31/05/2013
Kinh Tế Hộ Gia Đình, Cách Làm Hiệu Quả Kinh Tế Hộ Gia Đình, Cách Làm Hiệu Quả

Đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Phạm Văn Phú, ở thôn Suối Nhum, xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) một ngày đầu tháng tư. Dưới cái nắng gay gắt của vùng đất khô hạn, vậy mà vợ chồng ông đã tạo dựng nên mô hình sản xuất các giống cây hoa màu xanh tốt. Lân la trò chuyện cùng ông bên vườn cây màu đang bước vào mùa thu hoạch. Ông Phú tiết lộ: “Gia đình về vùng đất nghèo khô hạn này từ năm 2000.

31/05/2013
Tôm Đang Dịch, Người Dân Vẫn Thả Nuôi Ở Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) Tôm Đang Dịch, Người Dân Vẫn Thả Nuôi Ở Tư Nghĩa (Quảng Ngãi)

Lần đầu tiên Quảng Ngãi công bố dịch ở tôm trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Trong khi ngành chức năng và địa phương lo dập dịch thì người nuôi tôm vẫn mặc nhiên súc hồ, mua tôm giống về thả nuôi.

31/05/2013
Trồng Cây Có Múi Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Trồng Cây Có Múi Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Với 11 công đất vườn trồng cây có múi, ông Trương Văn Hoa, ở ấp 3 - xã Bình Hòa (Giồng Trôm - Bến Tre) hàng năm thu hoạch vài trăm triệu đồng. Hiện, ông là Tổ trưởng Tổ liên kết bưởi da xanh của ấp.

31/05/2013