Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Nuôi Cá Tra, Điêu Hồng Bị Lỗ Nặng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nông Dân Nuôi Cá Tra, Điêu Hồng Bị Lỗ Nặng Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày đăng: 01/05/2012

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện giá cá tra nguyên liệu được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua với mức giá dưới 20.000 đồng/kg, giảm từ 7.000 - 7.500 đồng so với tháng 1/2012. Đây là mức giá cá tra thấp nhất ở khu vực ĐBSCL kể từ năm 2011 đến nay.

Với giá bán như hiện nay, nông dân bị lỗ từ 3 - 5 ngàn đồng/kg, tương đương mỗi hecta nông dân nuôi cá lỗ từ 900 triệu đến 1,5 tỉ đồng (năng suất bình quân 300 tấn/hecta).

Nguyên nhân là do các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến cá tra đang gặp khó khăn về nguồn vốn nên hạn chế thu mua, trong khi đó các hợp đồng xuất khẩu sang các nước như EU, Mỹ… đang gặp khó khăn.

Cùng với cá tra, nông dân nuôi cá điêu hồng khu vực ĐBSCL cũng đang gặp khó khăn vì có thông tin cá điêu hồng nhiễm chất cấm Trifluralin và giá bán loại cá này đang sụt giảm mạnh. Chưa kể tình hình tiêu thụ loại cá này hết sức chậm trong khi nhiều bè nuôi cá điêu hồng đang bước vào thời điểm thu hoạch.

Theo bà con nuôi cá điêu hồng trong bè trên sông Tiền (ở TP Mỹ Tho, Tiền Giang và Cồn Phụng, Châu Thành, Bến Tre), hiện giá cá điêu hồng chỉ còn 24.000 - 25.000 đồng/kg, giảm 10.000 - 12.000 đồng/kg so với mức giá trước khi có thông tin có chất cấm xuất hiện.

Ông Huỳnh Hữu Tài, xã Thới Sơn, Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, hiện nay giá thành nuôi cá bình quân đã là 27.500 đồng/kg, thậm chí có người nuôi tốn chi phí đến gần 30.000 đồng/kg cá nên với giá cá hiện nay, người nuôi lỗ ít nhất 3.500 đồng/kg.

Với năng suất mỗi bè cá điêu hồng thể tích 100 m3 khoảng 5 tấn thì mỗi bè người nuôi đã lỗ gần 20 triệu đồng. Tuy vậy, thông thường mỗi chủ bè có ít nhất 3-4 bè cá, có người vài chục bè nên số tiền thua lỗ của mỗi chủ bè lên tới hàng trăm triệu đồng.

“Hiện nay, tôi có 10 bè tới thời điểm thu hoạch với hơn 60 tấn cá điêu hồng sẵn sàng xuất bán với giá trị gần 1,5 tỉ đồng nhưng kêu thương lái thì họ không thèm tới coi cá. Vì thế, phải tốn thức ăn duy trì đàn cá hàng ngày khoảng 10 triệu đồng, còn nếu bán được thì lỗ hơn 200 triệu đồng”, ông Tài cho biết thêm.

Không chỉ người nuôi cá gặp khó khăn, ngay cả tiểu thương kinh doanh cá điêu hồng tại các chợ ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang…. cũng đứng ngồi không yên vì giá cá giảm, người tiêu dùng quay lưng với loại thực phẩm này.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi Chim Bồ Câu Lai Hướng Làm Kinh Tếmới Của Nông Dân Phú Vĩnh Nuôi Chim Bồ Câu Lai Hướng Làm Kinh Tếmới Của Nông Dân Phú Vĩnh

Trong những năm gần đây, nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nông dân đã chú trọng đa dạng hoá các loài vật nuôi để từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.

25/06/2014
Chậm Giải Ngân Vốn Cho Ngư Dân Chậm Giải Ngân Vốn Cho Ngư Dân

Các ngân hàng cam kết xử lý, trả lời trong 4 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ. UBND tỉnh cũng đã công bố phân bổ cho 92/150 dự án đăng ký cùng với cam kết hỗ trợ lãi suất… Nhưng chưa có dự án nào được phê duyệt gửi đến ngân hàng nên không thể nào giải ngân được.

27/11/2014
Trăn Trở Chè VietGAP Ở Lộc Thanh (Lâm Đồng) Trăn Trở Chè VietGAP Ở Lộc Thanh (Lâm Đồng)

Năm 2012, các thôn Tân Bình 1, Tân Bình 2, Thanh Xuân 1 và Thanh Xuân 2 (xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng) được chọn làm vùng quy hoạch để triển khai Dự án sản xuất chè VietGAP của tỉnh. Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai, đến nay, những khó khăn của dự án đã bắt đầu nảy sinh.

25/06/2014
Vụ Mới Lắm Khó Khăn Vụ Mới Lắm Khó Khăn

Theo kế hoạch, lịch gieo sạ lúa đại trà vụ đông xuân 2014 – 2015 bắt đầu từ ngày 25.12.2014 đến ngày 10.1.2015. Đối với chân ruộng trũng, chưa rút nước kịp thời thì gieo mạ để cấy và phải chấm dứt gieo cấy trước ngày 15.1.2015. Cơ cấu giống lúa tập trung ở các loại trung, ngắn ngày.

27/11/2014
Trồng Mãng Cầu Theo Hướng Vietgap Hiệu Quả Cao Nhưng Cần Nhiều Vốn Trồng Mãng Cầu Theo Hướng Vietgap Hiệu Quả Cao Nhưng Cần Nhiều Vốn

Ngày nay, xu hướng sản xuất theo hướng an toàn đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong vấn đề an toàn thực phẩm. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các khả năng nhiễm bẩn thực phẩm, an toàn cho người tiêu thụ.

25/06/2014