Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Nhật Sang Queensland Trồng Lúa

Nông Dân Nhật Sang Queensland Trồng Lúa
Ngày đăng: 13/03/2012

Đó là dự án trồng lúa có tên gọi “Fukushima Farm” được sự hỗ trợ của chính quyền bang Queensland. Dự án này đang trong giai đoạn thử nghiệm tại thành phố Townsville, phía bắc bang Queensland.

Ông Roger Kaus (Sở Phát triển Kinh tế và Lao động Queensland) cho biết, có khoảng 20.000 nông dân Nhật bị ảnh hưởng bởi thảm họa hạt nhân tại Fukushima ở Nhật năm 2011. Những người này sẽ không thể thu hoạch lúa gạo trên chính đất đai của mình trong vòng 40 năm tới.

Gạo thu hoạch tại Queensland sẽ được đưa trở về Nhật để kiểm tra vị. Dự án này là một nỗ lực giúp Nhật Bản phục hồi sau thiên tai, đồng thời cũng phù hợp với vai trò hỗ trợ phát triển nông nghiệp thế giới của Australia.

Trong lịch sử nông nghiệp của Australia, cây lúa không phải là loại cây trồng bản địa của nước này. Trong khi, tiềm năng phát triển trồng lúa của Australia rất lớn vì có đất đai rộng lớn, dân số ít và khả năng cạnh tranh mạnh nhờ năng suất lúa cao.

Tổng diện tích trồng lúa của Australia hàng năm dao động từ 100 – 150 nghìn ha với hơn 1.700 hộ nông dân trồng lúa. Trong khi đó, trong tương lai, cơ hội trồng lúa của nông dân vùng Fukushima, Nhật Bản là hầu như không có.

Ông Takuo Ichiya - Giám đốc sản xuất nông nghiệp của Liên đoàn Trung ương các hợp xã nông nghiệp Nhật Bản cho biết: “Nông dân không thể trồng bất cứ thứ gì nếu không được chính phủ đảm bảo các cánh đồng an toàn cho sản xuất lương thực. Lo ngại về đất nhiễm xạ có thể cản trở việc trồng lúa, không chỉ tại Fukushima mà còn tại các khu vực kế cận”.

Trước khi xảy ra thảm họa siêu động đất, gây sóng thần năm 2011 sản lượng gạo tại tỉnh Fukushima và các vùng lân cận Ibaraki và Miyagi đạt 1,22 triệu tấn, chiếm 15% tổng sản lượng cả nước. Nhật Bản sản xuất 8,5 triệu tấn lúa trong năm 2010 và phần lớn sản lượng lúa phục vụ nhu cầu trong nước, chỉ có khoảng 1.900 tấn được xuất khẩu.


Có thể bạn quan tâm

Hối hả nhổ mì chạy mưa Hối hả nhổ mì chạy mưa

Sau cơn mưa lớn vào tối 13.6, nhiều nông dân trồng mì trên đất ruộng đã phải hối hả nhổ mì để chạy mưa do sợ mì bị thối củ.

20/06/2015
Cò và thương lái mua lúa gây khó cho nông dân Cò và thương lái mua lúa gây khó cho nông dân

Vài năm trở lại đây, phần lớn nông dân trồng lúa đều bán lúa tươi tại ruộng. Tuy vậy, phía sau là chuyện “cò” lúa hoành hành, thương lái kỳ kèo với nhiều chiêu bài khác nhau đã trở thành nỗi lo thường xuyên của nông dân mỗi khi bước vào mùa thu hoạch.

20/06/2015
Giàu từ trồng nấm Giàu từ trồng nấm

Câu chuyện làm giàu của ông Phùng Văn Vịnh (xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) bắt đầu từ khóa học nghề do Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức năm 2011. Thời điểm ấy, hai vợ chồng ông Vịnh vẫn quẩn quanh với vài sào ruộng khoán, tất tả ngược xuôi nuôi các con ăn học, từ những kiến thức trồng nấm cơ bản học được qua lớp học nghề đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của ông về việc làm kinh tế.

20/06/2015
Thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 70.000 ha Thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích hơn 70.000 ha

Năm 2015, tỉnh An Giang phấn đấu thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích 71.670 ha, tăng 37.470 ha so với năm 2014 (năm 2014 diện tích tham gia 34.200 ha). Hiện có 14 doanh nghiệp tham gia thực hiện cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

20/06/2015
Một số mô hình chuyển đổi cây trồng có hiệu quả Một số mô hình chuyển đổi cây trồng có hiệu quả

Nhằm giúp bà con có những thông tin cần thiết để chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên xin giới thiệu một số mô hình chuyểnđổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả trên đất lúa đã được thực hiện thành công tại một số địa phương…

20/06/2015