Nông Dân Nhật Sang Queensland Trồng Lúa

Đó là dự án trồng lúa có tên gọi “Fukushima Farm” được sự hỗ trợ của chính quyền bang Queensland. Dự án này đang trong giai đoạn thử nghiệm tại thành phố Townsville, phía bắc bang Queensland.
Ông Roger Kaus (Sở Phát triển Kinh tế và Lao động Queensland) cho biết, có khoảng 20.000 nông dân Nhật bị ảnh hưởng bởi thảm họa hạt nhân tại Fukushima ở Nhật năm 2011. Những người này sẽ không thể thu hoạch lúa gạo trên chính đất đai của mình trong vòng 40 năm tới.
Gạo thu hoạch tại Queensland sẽ được đưa trở về Nhật để kiểm tra vị. Dự án này là một nỗ lực giúp Nhật Bản phục hồi sau thiên tai, đồng thời cũng phù hợp với vai trò hỗ trợ phát triển nông nghiệp thế giới của Australia.
Trong lịch sử nông nghiệp của Australia, cây lúa không phải là loại cây trồng bản địa của nước này. Trong khi, tiềm năng phát triển trồng lúa của Australia rất lớn vì có đất đai rộng lớn, dân số ít và khả năng cạnh tranh mạnh nhờ năng suất lúa cao.
Tổng diện tích trồng lúa của Australia hàng năm dao động từ 100 – 150 nghìn ha với hơn 1.700 hộ nông dân trồng lúa. Trong khi đó, trong tương lai, cơ hội trồng lúa của nông dân vùng Fukushima, Nhật Bản là hầu như không có.
Ông Takuo Ichiya - Giám đốc sản xuất nông nghiệp của Liên đoàn Trung ương các hợp xã nông nghiệp Nhật Bản cho biết: “Nông dân không thể trồng bất cứ thứ gì nếu không được chính phủ đảm bảo các cánh đồng an toàn cho sản xuất lương thực. Lo ngại về đất nhiễm xạ có thể cản trở việc trồng lúa, không chỉ tại Fukushima mà còn tại các khu vực kế cận”.
Trước khi xảy ra thảm họa siêu động đất, gây sóng thần năm 2011 sản lượng gạo tại tỉnh Fukushima và các vùng lân cận Ibaraki và Miyagi đạt 1,22 triệu tấn, chiếm 15% tổng sản lượng cả nước. Nhật Bản sản xuất 8,5 triệu tấn lúa trong năm 2010 và phần lớn sản lượng lúa phục vụ nhu cầu trong nước, chỉ có khoảng 1.900 tấn được xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt muối của Việt Nam đang được đánh giá có hương vị rất riêng và đang dần thu hút người tiêu dùng quốc tế.

Nông dân Lâm Đồng đã và đang thực hành chăn nuôi tốt (GAHP) với các hợp phần hỗ trợ vốn, kỹ thuật, chuỗi liên kết tiêu thụ của Dự án Cạnh tranh Ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP), mang lại những hiệu quả tích cực về phát triển kinh tế hộ gia đình và bảo vệ môi trường.

Ngày 24-9, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản TP Cần Thơ kết hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội thảo đánh giá bộ giống lúa sản xuất trong vụ thu đông 2015 tại Hợp tác xã (HTX) Thới Tân (xã Thới Tân, huyện Thới Lai).

Qua 4 vụ (từ vụ đông xuân 2013 - 2014) sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn, đến cuối vụ hè thu năm 2015, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên tuyển chọn khảo nghiệm 3 giống lúa chịu mặn để sản xuất đại trà trên các cánh đồng ven biển của tỉnh.

Cây mắc ca đã được trồng thí điểm ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) vài năm nay nhưng nông dân không biết hiệu quả của loại cây này đến đâu. Vì vậy, việc UBND huyện Khánh Sơn thận trọng trong phát triển cây mắc ca là điều cần thiết.