Nông Dân Nhật Sang Queensland Trồng Lúa

Đó là dự án trồng lúa có tên gọi “Fukushima Farm” được sự hỗ trợ của chính quyền bang Queensland. Dự án này đang trong giai đoạn thử nghiệm tại thành phố Townsville, phía bắc bang Queensland.
Ông Roger Kaus (Sở Phát triển Kinh tế và Lao động Queensland) cho biết, có khoảng 20.000 nông dân Nhật bị ảnh hưởng bởi thảm họa hạt nhân tại Fukushima ở Nhật năm 2011. Những người này sẽ không thể thu hoạch lúa gạo trên chính đất đai của mình trong vòng 40 năm tới.
Gạo thu hoạch tại Queensland sẽ được đưa trở về Nhật để kiểm tra vị. Dự án này là một nỗ lực giúp Nhật Bản phục hồi sau thiên tai, đồng thời cũng phù hợp với vai trò hỗ trợ phát triển nông nghiệp thế giới của Australia.
Trong lịch sử nông nghiệp của Australia, cây lúa không phải là loại cây trồng bản địa của nước này. Trong khi, tiềm năng phát triển trồng lúa của Australia rất lớn vì có đất đai rộng lớn, dân số ít và khả năng cạnh tranh mạnh nhờ năng suất lúa cao.
Tổng diện tích trồng lúa của Australia hàng năm dao động từ 100 – 150 nghìn ha với hơn 1.700 hộ nông dân trồng lúa. Trong khi đó, trong tương lai, cơ hội trồng lúa của nông dân vùng Fukushima, Nhật Bản là hầu như không có.
Ông Takuo Ichiya - Giám đốc sản xuất nông nghiệp của Liên đoàn Trung ương các hợp xã nông nghiệp Nhật Bản cho biết: “Nông dân không thể trồng bất cứ thứ gì nếu không được chính phủ đảm bảo các cánh đồng an toàn cho sản xuất lương thực. Lo ngại về đất nhiễm xạ có thể cản trở việc trồng lúa, không chỉ tại Fukushima mà còn tại các khu vực kế cận”.
Trước khi xảy ra thảm họa siêu động đất, gây sóng thần năm 2011 sản lượng gạo tại tỉnh Fukushima và các vùng lân cận Ibaraki và Miyagi đạt 1,22 triệu tấn, chiếm 15% tổng sản lượng cả nước. Nhật Bản sản xuất 8,5 triệu tấn lúa trong năm 2010 và phần lớn sản lượng lúa phục vụ nhu cầu trong nước, chỉ có khoảng 1.900 tấn được xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Qua nguồn thông tin từ các hộ ngư dân hành nghề lặn hải đặc sản và báo cáo của các cộng tác viên tại địa phương, thì hiện nay đã có hiện tượng nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ bị chết tại một số khu vực trên vùng biển Bình Thuận. Chi cục Thủy sản đã cử cán bộ xuống khảo sát tại địa bàn.

Toàn tỉnh Bến Tre có 4 cơ sở sản xuất giống từ nguồn cá tra đã qua chọn lọc của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II. Đến nay, có 3 cơ sở sản xuất giống đã cho đẻ.

Lúa hè thu vùng ĐBSCL bước vào thời điểm thu hoạch đại trà vào tháng 7 và 8 nhưng trong bối cảnh cung vượt cầu trên thị trường gạo thế giới đã tạo nên áp lực lớn đến việc tiêu thụ, xuất khẩu trong nước. Phóng viên Báo SGGP có cuộc trao đổi với ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), xung quanh vấn đề này.

Thấy giá cà phê tăng, nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại ồ ạt trồng cà phê. Điều đáng nói là người dân chỉ trồng mà không chăm sóc nên hiệu quả không cao.

Ngày 16-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTT) có công văn số 2911/QĐ-BNN-KHCN đồng ý cho Công ty TNHH Syngenta Việt Nam khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen mới là MIR 162. Đây là giống bắp biến đổi gen (GMO) kháng sâu gây hại bộ vảy (miệng nhai).