Nông Dân Nguyễn Văn Trinh Thành Công Từ Mô Hình Kết Hợp Lúa – Cá

Những năm qua, bên cạnh việc trồng lúa, nhiều nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã lựa chọn những mô hình sản xuất kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Trinh (xã Vĩnh Phú Đông), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá nên thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.
Cách đây 10 năm, ông Trinh chỉ chuyên canh cây lúa nên cuộc sống thiếu thốn, chỉ tạm đủ ăn. Là một nông dân cầu tiến, ông không cam chịu với cảnh sống chỉ dựa vào cây lúa. Từ đó, ông tìm tòi, học hỏi các mô hình sản xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Sau một thời gian, nhận thấy mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá khá thích hợp với điều kiện sản xuất của gia đình, ông liền áp dụng.
Với 7 công đất ruộng, ông Trinh sử dụng 2 công sản xuất kết hợp lúa - cá, chủ yếu là cá lóc đồng và cá trê vàng. Bước đầu thực hiện, do không có kinh nghiệm nên ông gặp khó khăn trong khâu kỹ thuật và chăm sóc, vì thế hiệu quả mang lại không cao. Rút kinh nghiệm, ông Trinh đầu tư đào mương bao quanh bờ ruộng với chiều rộng khoảng 2m, trên bờ bao tận dụng trồng cây ăn trái, dưới mặt nước thì nuôi cá và trồng thêm bông súng Đà Lạt. Làm như thế vừa tạo môi trường tự nhiên cho cá, lại tạo thêm thu nhập.
Theo ông Trinh, nguồn vốn để đầu tư cho mô hình sản xuất này không lớn. Mỗi năm, ông chỉ mua khoảng 40kg cá trê vàng giống, còn cá lóc thì ông bắt cá con trong tự nhiên để nuôi, nhờ vậy nên hạn chế chi phí đầu tư nguồn cá giống.
Mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá của hộ ông Nguyễn Văn Trinh đang cho kết quả khả quan. Theo ông Trinh, cá nuôi trong ruộng lúa ước đạt trọng lượng khoảng 2 tấn. Với giá bán trên thị trường dao động từ 60.000 - 70.000/kg, trừ các khoản chi phí ông còn lãi từ 40 - 50 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có thêm nguồn thu từ trồng lúa và rau màu.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 21/8/2014, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh tổ chức Hội thảo xác định nguyên nhân gây chết trên ngao, tu hài nuôi và giải pháp khôi phục nghề nuôi.

Nắng nóng kéo dài hơn một tháng qua không chỉ gây thiệt hại cho cây lúa, hoa màu mà còn khiến nhiều diện tích cây ăn quả trên địa bàn Tiên Phước có nguy cơ bị thất thu.

Mô hình tôm - lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) một năm chia ra 2 vụ. Từ đầu năm đến khoảng tháng 7 âm lịch, các hộ dân sẽ lấy nguồn nước mặn để nuôi tôm. Sau đó đưa nước ngọt vào và tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn, làm vụ lúa kết hợp nuôi tôm từ cuối tháng 7 âm lịch đến cuối năm.

Chị Lê Thị Hân, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang) nuôi cá rô đầu vuông gần 10 năm cho biết: “Những năm trước đây, tôi nuôi 8 ao cá với diện tích trên 10.000 m2 mặt nước, thu hoạch gần 100 tấn, nhưng nay vì thua lỗ nên chỉ nuôi 2 ao, với sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn”.

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn (Phú Thọ) có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.