Nông Dân Nguyễn Văn Trinh Thành Công Từ Mô Hình Kết Hợp Lúa – Cá

Những năm qua, bên cạnh việc trồng lúa, nhiều nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã lựa chọn những mô hình sản xuất kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Trinh (xã Vĩnh Phú Đông), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá nên thu lãi gần 100 triệu đồng/năm.
Cách đây 10 năm, ông Trinh chỉ chuyên canh cây lúa nên cuộc sống thiếu thốn, chỉ tạm đủ ăn. Là một nông dân cầu tiến, ông không cam chịu với cảnh sống chỉ dựa vào cây lúa. Từ đó, ông tìm tòi, học hỏi các mô hình sản xuất thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Sau một thời gian, nhận thấy mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá khá thích hợp với điều kiện sản xuất của gia đình, ông liền áp dụng.
Với 7 công đất ruộng, ông Trinh sử dụng 2 công sản xuất kết hợp lúa - cá, chủ yếu là cá lóc đồng và cá trê vàng. Bước đầu thực hiện, do không có kinh nghiệm nên ông gặp khó khăn trong khâu kỹ thuật và chăm sóc, vì thế hiệu quả mang lại không cao. Rút kinh nghiệm, ông Trinh đầu tư đào mương bao quanh bờ ruộng với chiều rộng khoảng 2m, trên bờ bao tận dụng trồng cây ăn trái, dưới mặt nước thì nuôi cá và trồng thêm bông súng Đà Lạt. Làm như thế vừa tạo môi trường tự nhiên cho cá, lại tạo thêm thu nhập.
Theo ông Trinh, nguồn vốn để đầu tư cho mô hình sản xuất này không lớn. Mỗi năm, ông chỉ mua khoảng 40kg cá trê vàng giống, còn cá lóc thì ông bắt cá con trong tự nhiên để nuôi, nhờ vậy nên hạn chế chi phí đầu tư nguồn cá giống.
Mô hình sản xuất kết hợp lúa - cá của hộ ông Nguyễn Văn Trinh đang cho kết quả khả quan. Theo ông Trinh, cá nuôi trong ruộng lúa ước đạt trọng lượng khoảng 2 tấn. Với giá bán trên thị trường dao động từ 60.000 - 70.000/kg, trừ các khoản chi phí ông còn lãi từ 40 - 50 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có thêm nguồn thu từ trồng lúa và rau màu.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, mô hình nuôi cá mú lồng bè là một hướng đi mang lại hiệu quả khá cao giúp nhiều người dân Phú Quý (Bình Thuận) vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, mô hình này đã không còn thuận lợi, việc nuôi của người dân trở nên khó khăn khiến số lồng bè ngày một bị thu hẹp. Thậm chí nhiều hộ đã phải bỏ bè, chuyển nghề.

Sau một thời gian “lãng quên” biển, ngư dân Phong Hải (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã đầu tư phương tiện, cải tiến bổ sung ngư lưới cụ, chuyển đổi nghề khai thác phù hợp với ngư trường, trở lại với nghề truyền thống của mình… Thu nhập ổn định

Với giá trị kinh tế cao, dễ trồng được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, cây tếch được Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Wy, huyện EaH’Leo, tỉnh Đắk Lắk trồng trên diện tích rừng khộp nghèo kiệt.
Ngày 21/4, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam đã phối hợp với quận Hamyang, tỉnh Gyeongsangnam, Hàn Quốc ký kết biên bản ghi nhớ về thiết lập quan hệ hợp tác giữa 2 địa phương.

Những ngày qua, hàng chục tàu cá hành nghề vây rút chí của ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) sau mỗi đêm thả lưới ven đảo, mỗi tàu khai thác được hàng tạ mực núc, thu về vài chục triệu đồng.