Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Ngoại Giúp Nội

Nông Dân Ngoại Giúp Nội
Ngày đăng: 23/01/2014

Trung tuần tháng 1-2014, có 4 nông dân Hà Lan, những chủ trại bò sữa cùng với ông Rinze Fokkema, giảng viên trường nông nghiệp vùng Friesland, phía Bắc Hà Lan đến Củ Chi TPHCM thực hiện vai trò “nông dân giúp nông dân”.

Đây là 4 trong số 15 chủ trại bò sữa xuất sắc được Tập đoàn FrieslandCampina và Tổ chức Phát triển nông nghiệp Hà Lan (Agriterra) tuyển chọn trong chương trình hợp tác 2 bên nhằm đưa những chủ trại với hàng chục năm kinh nghiệm đến giúp các hộ nuôi bò sữa ở những địa phương ở Việt Nam như TPHCM có thể khai thác tối đa tiềm năng đàn bò sữa đang nuôi. Chương trình bao gồm tập huấn kỹ thuật, tư vấn khuyến nông, chăm sóc vật nuôi, ứng dụng những kinh nghiệm nhằm củng cố kiến thức chăn nuôi, nâng cao năng suất bò sữa các nông hộ nuôi.

Sau 1 ngày đến trực tiếp các hộ nuôi bò sữa, giao lưu, tìm hiểu và quan sát các thao tác chăm sóc ở 2 hộ nuôi bò sữa ở xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi. Hôm sau, 30 hộ nuôi bò sữa các xã Tân Phú Trung, Tân Thạnh Tây, Tân Thạnh Đông… tập hợp lại để chủ trang trại Wim Van Ittersum ở Masterbrock và chủ trang trại Herman Bakhuis ở Daarle trao đổi 6 tiêu chí quan trọng nhất: Thức ăn và nước uống, nuôi bê, sinh sản, vắt sữa, chăm sóc móng và chuồng trại cùng sân chơi.

Với thang điểm cao nhất là 5, đoàn nông dân Hà Lan đã có những nhận xét cụ thể: Nước cho bò là tốt. Thời điểm cho bò ăn hàng ngày hợp lý, nhưng thay vì cho bò ăn cám trước khi ăn cỏ thì nên làm ngược lại. Do để cỏ voi quá cao mới cắt làm chất lượng giảm xuống. Với cám, nên tìm loại có độ đạm cao hơn.

Theo ông Wim Van Ittersum, 35kg/bò/ngày là chưa đủ nhu cầu. Ăn thêm xác mì chỉ giúp bò “no bụng” chứ không đủ nguồn đạm cần thiết. Hèm bia là cách bổ sung đạm cho bò. Với những con bò cho sản lượng sữa cao cần có khẩu phần ăn phù hợp hơn. Ở Hà Lan, trong máng luôn có cỏ 24/24 giờ và thêm cám có đạm cao hơn. Vì vậy, phần này chỉ đạt điểm 3.

Về sinh sản (4 điểm), ông Harman Bakhuis cho rằng, cần giảm khoảng cách giữa 2 lứa đẻ xuống 400 ngày thay vì 480 - 500 ngày để nâng hiệu quả kinh tế. Việc sinh sản bò có tốt hay không phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng.

Vì vậy phải chăm sóc bò khỏe mới phối giống để tỷ lệ đậu thai cao hơn. Theo ông Wim Van Ittersum, khi bò “hạnh phúc” người nuôi mới “hạnh phúc”. Việc phát hiện khi nào bò “vui” hay “buồn” rất quan trọng. Cần sớm và biết cách phát hiện để điều chỉnh kịp thời giúp bò sữa “vui khỏe” sẽ cho năng suất sữa nhiều hơn, chất lượng cao hơn, đậu thai dễ hơn.

Tiêu chí đạt điểm thấp nhất (2 điểm) là khâu vắt sữa. Dù sử dụng thiết bị máy móc, vệ sinh bình và máy vắt sữa tốt, nhưng phần ống hút sữa bằng cao su, dù bên ngoài có vệ sinh, tuy nhiên khi cắt ra, bên trong đã hư hỏng và bị dính bẩn. Đây là ổ vi khuẩn làm tăng nguy cơ bệnh viêm vú bò.

Trong 6 tiêu chí, người nuôi bò sữa huyện Củ Chi được đánh giá cao và đạt điểm 5 ở 3 tiêu chí: Chăm sóc móng, chuồng trại và sân chơi, đặc biệt là nuôi bê. Ông Wim Ittersum nói vui, nông dân Hà Lan còn phải “học tập” cách nuôi bê của nông dân TPHCM.

Theo ông Rinze Fokkema, chỉ cần khắc phục những khiếm khuyết trên, năng suất sữa mỗi ngày của bò sữa sẽ được tăng lên. Có thể nói, qua những đánh giá cụ thể trên sẽ giúp người nuôi tự tin hơn với nghề nuôi bò sữa vốn còn non trẻ so với Hà Lan, xứ sở của nghề nuôi và chế biến sữa lâu đời trên thế giới.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Chanh Thu Tiền Tỷ Trồng Chanh Thu Tiền Tỷ

Nói đến mô hình chuyển đổi đất trồng mía sang trồng cây chanh ở huyện Bến Lức (Long An), phải kể đến anh Phạm Văn Nhuận ở ấp 3, xã Thạnh Hòa là người đi đầu trồng chanh ở huyện với 3,5 ha, thu hơn 1,5 tỷ đồng.

14/06/2013
Nuôi Tôm Công Nghiệp Khó Ổn Định Với Dịch Bệnh Nuôi Tôm Công Nghiệp Khó Ổn Định Với Dịch Bệnh

Nông dân Cà Mau đang đối mặt với vụ nuôi tôm công nghiệp (NTCN) không thành công bởi dịch bệnh đốm trắng và gan tụy cấp tiếp tục hoành hành. Chính vì thế, việc tìm giải pháp căn cơ để gỡ khó cho ngành kinh tế mũi nhọn này là việc làm cấp bách.

15/06/2013
Vùng Đồng Tháp Mười Chuyển 10.000 Ha Đất Trồng Lúa Sang Nuôi Trồng Thủy Sản Vùng Đồng Tháp Mười Chuyển 10.000 Ha Đất Trồng Lúa Sang Nuôi Trồng Thủy Sản

Nhằm khai thác thế mạnh vùng nước ngọt để phát triển nuôi thủy sản, tỉnh Long An quy hoạch đến năm 2020 chuyển 10.000 ha đất trồng lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, để cân đối lại diện tích sản xuất lúa trong tỉnh.

15/06/2013
Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4% Sản Lượng Nuôi Trồng Thủy Sản Tăng 16,4%

Vụ tôm xuân hè năm 2013, gia đình anh Lê Phú Tâm, thôn Xuân Phụ, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa - Thanh Hóa), thu hoạch tôm he chân trắng đạt năng suất 15 tấn/ha.

15/06/2013
Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ Nuôi Ong Lấy Mật Thu Tiền Tỷ

Được mệnh danh là “vua ong” ở Tuyên Quang, sở hữu trong tay gần 1.500 đàn ong mật, mỗi năm cho thu nhập trên dưới 1,3 tỷ đồng, mô hình nuôi ong lấy mật của anh Trần Xuân Phong ở thôn Phúc Lộc A, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang đã và đang trở thành địa điểm tham quan, học tập tin cậy cho nhiều hộ trong và ngoài tỉnh trên con đường thoát nghèo bền vững.

15/06/2013