Nông Dân Mỹ Chống Thiên Địch Bằng Biện Pháp Tự Nhiên

Nhiều nơi ở Mỹ, nông dân đã thực hiện việc tiêu diệt côn trùng gây hại cây trồng bằng các biện pháp tự nhiên, thay vì dùng hóa chất thuốc trừ sâu.
Mark Van Horn, Giám đốc Trung tâm Trang trại sinh viên của Trường ĐH California (Mỹ) gần như mất dạng khi ông đi qua hàng rào hoa hướng dương trồng xung quanh cánh đồng cà chua và ngô ngọt. Ở đây, hoa hướng dương được trồng không phải để trang trí mà là phần chính yếu của một chiến lược kiểm soát sâu bệnh của trang trại rau sạch.
Ông Horn cho biết, theo kết quả nghiên cứu mới nhất về hướng dương dại, loài hoa này được trồng để làm nơi trú ngụ của bọ rùa và ong vò vẽ ký sinh. Đây chính là 2 loài côn trùng chuyên tiêu diệt côn trùng gây hại cho việc trồng trọt.
Mỹ đang tài trợ 307 tỷ USD cho các chương trình nông nghiệp, trong đó có nghiên cứu sâu về các kỹ thuật canh tác hữu cơ. Hằng năm, nguồn tiền đổ cho các nghiên cứu này là 3 triệu USD, còn khiêm tốn so với mức đầu tư 20 triệu USD cho nghiên cứu nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, số lượng chương trình, dự án nghiên cứu về nông nghiệp hữu cơ hằng năm đã tăng lên trên 20 so với con số 5-7 một vài năm trước.
Các nghiên cứu mới nhất về hệ sinh thái nông nghiệp hữu cơ đã làm rõ những kỹ thuật mà nông dân thời đại mới có thể áp dụng. Nhà côn trùng học David Crowder công tác tại Trường ĐH Washington (Mỹ) nói rằng, việc có nhiều loài thực vật xung quanh cánh đồng và không sử dụng thuốc trừ sâu sẽ kích thích sự cân bằng giữa các loài côn trùng, thay vì để một loài thống trị.
“Có nhiều kẻ thù tự nhiên và chúng làm công việc kiểm soát sâu bệnh ở các cánh đồng hữu cơ rất tốt”, ông D. Crowder, nói.
Kẻ thù tự nhiên là chìa khóa của nông nghiệp hữu cơ. Tại Thung lũng Salinas – nơi cung cấp 80% sản lượng salad cho cả nước Mỹ thường gặp phải tình trạng bọ trĩ tấn công rau diếp. Bọ trĩ là loài khó diệt. Để xử lý, người ta trồng hoa cải gió (một loài hoa trang trí) giữa các luống rau diếp, chiếm 5-10% tổng diện tích cánh đồng. Loài ong vò vẽ sống trong đám hoa cải gió bắt bọ trĩ làm thực phẩm để nuôi con của chúng.
Ngoài ra, một số nông dân Mỹ trồng dâu tây đã thực hiện cách dùng các loại bẫy thực vật để thu hút côn trùng có hại nhằm bảo vệ cánh đồng dâu tây của họ. Bọ Lygus khiến dâu tây biến dạng. Tuy nhiên, loài bọ này thích cỏ linh lăng hơn dâu tây. Vì vậy, cứ 50 hàng dâu tây, người nông dân lại trồng một luống cỏ linh lăng. Khi đám bọ Lygus tập trung đông đảo, người nông dân dùng một máy hút bụi lớn gắn trên máy kéo để hút đám bọ đi.
Có thể bạn quan tâm

Khi TPP có hiệu lực, 8/12 nước cam kết xóa thuế nhập khẩu gạo ngay lập tức, trong khi mức thuế này đang ở mức 40%.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020."

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi được coi là ngành kinh tế bị tổn thương nhiều nhất khi TPP có hiệu lực, bởi lẽ, đây là ngành phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn của nước ngoài và thiếu sự liên kết bền vững.

Khi tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn thị trường chung rộng lớn với gần 800 triệu người tiêu dùng và 40% GDP toàn cầu.

Tái cơ cấu nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, cho ý kiến.Thực tế cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp nước ta có quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình nên rất khó khăn khi cạnh tranh với các nước trên thế giới.