Nông Dân Mới Chỉ Thu Lãi Khoảng 26% Từ Cây Lúa

Giá lúa tại ĐBSCL đã tăng trở lại và tiêu thụ khá thuận lợi. Tuy nhiên nông dân vẫn thu lãi rất ít.
Giá lúa tại ĐBSCL đã tăng trở lại bình quân từ 100-200 đồng/kg so với cách nay 1 tuần. Hiện lúa IR50404 tươi có giá 4.500 - 4.700 đồng/kg, lúa khô từ 5.500-5.600 đồng/kg; lúa tươi hạt dài thường đang ở mức từ 4.750 - 5.000 đồng/kg và lúa khô từ 5.700-5.900 đồng/kg. Lúa thơm khô từ 6.000 - 6.200 đồng/kg.
Giá lúa gạo tại ĐBSCL tăng trở lại là do đơn hàng xuất khẩu xuất khẩu sang Philippines và Malaysia trước đó chưa cung cấp đủ, trong khi gần đây một lượng lớn lúa gạo được xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Do vậy các doanh nghiệp và tiểu thương trên địa bàn đồng loạt đẩy mạnh việc thu mua để cung cấp đủ hàng, đẩy giá gạo nhích lên. Trong khi lúa hàng hóa trong dân đã giảm do một số địa phương cơ bản đã thu hoạch xong lúa hè thu 2014.
Ông Lê Hoàng Minh, giám đốc xí nghiệp chế biến lương thực huyện Càng Long - một trong hai doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo lớn nhất tỉnh Trà Vinh cho biết, với những hợp đồng có sẵn trong tháng 7 và tháng 8, xí nghiệp tiếp tục thu mua để có hàng đi Philippines trong thời gian tới. Giá gạo mấy ngày nay tăng từ 150-200đ/kg.
Giá thành sản xuất lúa vụ hè thu năm nay được Bộ Tài chính công bố là 4.370 đồng/kg. Với năng suất bình quân 5,6 tấn/ha và giá lúa hàng hóa đang ở mức như hiện nay thì nông dân chỉ thu lãi khoảng 26%.
Có thể bạn quan tâm

Làm ăn bây giờ mà không hợp tác, liên kết khó có thể thành công! Liên kết ở đây là mối liên kết “4 nhà”, cốt lõi nhất là liên kết giữa nhà nông với doanh nghiệp để ký kết hợp đồng “đầu vào, đầu ra”. Nhiều hợp tác xã (HTX) ở ĐBSCL đã làm được điều này và trở thành những HTX kiểu mới điển hình.

Tuy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Dubai trong năm 2013 còn khiêm tốn, nhưng thị trường này đang mở ra khá nhiều hấp lực với doanh nghiệp Đồng Nai. Hàng hóa khi đã vào được Dubai thì dễ dàng sang các nước Trung Đông, châu Phi.

Năm 2014, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu sẽ được đầu tư cho trồng và chăm sóc rừng (từ năm 2014 - 2016) với kinh phí hơn 2 tỷ đồng; trong đó, trồng rừng trên đất nuôi tôm hơn 71ha.

Sau chuyến biển xuất hành đầu năm, ngư dân Phan Thiết (Bình Thuận) trở về với những khoang cá cơm đầy ắp. Ở các bến bãi, bến cảng tấp nập tàu thuyền tập kết, mỗi thuyền khai thác ít cũng được vài ba tấn cá, có thuyền lên đến cả chục tấn.

Sóc Trăng tự hào là vùng nuôi tôm công nghiệp đứng đầu cả nước, sản lượng tôm nuôi và chế biến xuất khẩu chiếm tương đương 20% giá trị xuất khẩu tôm của cả nước. Người nuôi tôm ở Sóc Trăng đã không ngừng đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình nuôi tiên tiến hơn, năng suất, chất lượng cao hơn.