Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Mạnh Dạn Đầu Tư Máy Gặt Đập Liên Hợp

Nông Dân Mạnh Dạn Đầu Tư Máy Gặt Đập Liên Hợp
Ngày đăng: 16/06/2014

Bước vào mùa vụ ở Bắc Ninh, chiếc máy gặt đập liên hợp (GĐLH) luôn trở thành “tâm điểm” cần mẫn làm việc trên khắp những cánh đồng lúa chín rộ. Cùng với việc hoàn thành dồn điền đổi thửa ở nhiều địa phương, nhu cầu sử dụng cơ giới trong thu hoạch lúa tăng cao, việc đầu tư cho những chiếc máy GĐLH cũng được nhiều nông dân quan tâm và chuyển theo hướng chất lượng hơn.

Ngắm chiếc máy DC60 tại đại lý của hãng Kubota ở Bắc Ninh, ông Hoàng Văn Dương, thôn Lạng Dương, xã Phú Lương, Lương Tài, tỏ ra khá ưng ý: “Năm 2013, trong khuôn khổ đề tài “Xây dựng mô hình Hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp trong điểm mô hình xây dựng nông thôn mới”, do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh triển khai, những người dân ở Phú Lương đã được hỗ trợ 1 chiếc máy GĐLH, nhờ vậy, thời vụ thu hoạch nhanh chóng hơn hẳn, lại tiết kiệm được chi phí và công sức.

Năm nay, sau khi tham khảo ý kiến của một số chủ máy có kinh nghiệm, chúng tôi quyết tâm mua một chiếc máy GĐLH của Nhật với nhiều ưu điểm như đường cắt nhanh gọn, tỷ lệ thất thoát thấp và đặc biệt là ít hỏng vặt”. Đây cũng là tâm lý chung của nhiều nông dân khi tìm đến cửa hàng này, chấp nhận chi phí cao để hạn chế rủi ro trong khi làm dịch vụ.

Được biết, trước đây, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, khá nhiều người chỉ dám mua những chiếc máy GĐLH Trung Quốc có giá hơn 200 triệu đồng hoặc những chiếc máy cũ được các cơ sở tân trang lại. Tuy nhiên, số máy này đa phần có độ bền không cao, hay hư hỏng, ảnh hưởng lớn đến thời vụ thu hoạch của nông dân cũng như lợi nhuận của các chủ máy.

Cùng đi với ông Dương, ông Nguyễn Văn Ngãi ở Thị trấn Thứa, Lương Tài cũng chia sẻ, để chuẩn bị vụ gặt mới, ông vừa phải bỏ ra 6 triệu đồng chi phí bảo dưỡng… cho chiếc máy GĐLH có xuất xứ Trung Quốc mà ông mua năm ngoái. Theo ông, phụ tùng các máy của Trung Quốc khá khó kiếm với chi phí lớn, nếu cứ thiếu một linh kiện thay thế thì có thể mất vài ngày, coi như mất ngay vài triệu đồng tiền công.

Đến cao điểm mùa vụ, nông dân đều mong muốn và yêu cầu thuê những máy GĐLH tốt, phù hợp với nhiều đồng đất, nhất là đồng trũng, lúa đổ, lúa ngã… Những người có ý định kinh doanh dịch vụ thu hoạch chuyển hướng đầu tư sang những chiếc máy nông nghiệp có chất lượng, chủ yếu là máy Nhật với độ bền cao, năng suất tốt hoặc hàng nội địa uy tín.

Ông Nguyễn Hùng Tiến, Phó Giám đốc Công ty CP Sản xuất và thương mại Việt Thành, đại lý của hãng Kubota tại Bắc Ninh cho biết: “Khi mới mở đại lý năm 2011, chúng tôi chỉ bán được 6 máy, cho đến cuối năm 2013, bán được 32 chiếc, công suất phổ biến là 60 mã lực (ML).

Nhu cầu sử dụng máy GĐLH tăng cao, hãng đã đa dạng thêm nhiều sản phẩm với việc cho ra dòng máy 35ML phù hợp với các đồng đất có diện tích nhỏ, trũng… và dòng 70ML cho những cánh đồng mẫu lớn. Đi kèm với đó là chế độ bảo hành và hướng dẫn kỹ thuật thường xuyên cho các chủ máy, hướng dẫn xử lý các sự cố kịp thời trong lúc cao điểm mùa gặt, qua đó, tạo sự an tâm cho cả chủ máy và người thuê dịch vụ”.

Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bắc Ninh, toàn tỉnh hiện nay có 75 chiếc máy máy GĐLH (tăng 37 chiếc so với năm 2010). Mặc dù tỷ lệ cơ giới hoá khâu tuốt lúa đã đạt 100% diện tích, tuy nhiên máy GĐLH mới đáp ứng được 6% nhu cầu thu hoạch, trong khi, lượng máy lưu động từ các tỉnh lân cận qua làm dịch vụ không đáng kể. Nhu cầu về máy GĐLH để thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh rõ ràng là rất lớn nhưng không phải nông dân nào cũng có đủ điều kiện để đầu tư mua máy.

Những chiếc máy GĐLH tốt thường có chi phí cao, 500-600 triệu đồng/chiếc mà thời vụ thu hoạch ngắn, khả năng bù vốn kéo dài. Chính sách hỗ trợ chung của tỉnh chưa có, nguồn hỗ trợ theo chương trình Khuyến nông Quốc gia cũng như đề tài khoa học do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh xây dựng mới triển khai được chưa đến 10 chiếc máy GĐLH.

Điều người dân rất mong mỏi tỉnh sớm đưa ra chính sách hỗ trợ đối với máy cơ giới nông nghiệp để họ có thêm một điểm tựa đầu tư cho những chiếc máy chất lượng. Đồng thời, các địa phương cũng cần làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, xây dựng vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, tạo điều kiện để áp dụng, nâng cao hiệu quả cơ giới hóa.

Mục tiêu đến năm 2015, 30% diện tích lúa được thu hoạch bằng máy GĐLH hoàn toàn có thể thực hiện được với một cơ chế chính sách, quy hoạch đồng bộ cũng như sự đầu tư đúng hướng của nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Quang Bình tập trung sản xuất vụ Mùa Quang Bình tập trung sản xuất vụ Mùa

Đến thời điểm này, bà con nhân dân huyện Quang Bình đã gieo cấy được 2.604 ha/3.721 ha lúa, ước đạt 70% diện tích gieo cấy vụ Mùa. Cơ cấu giống chủ yếu gồm: Nhị ưu 838, BC 15, Khang dân, Kim ưu 725, BG 1… Trong đó, Chi nhánh Vật tư nông - lâm nghiệp Quang Bình cung ứng bán cho nhân dân 52.000 kg giống các loại. Cùng với đó, huyện cung ứng 1.671 kg giống, chủ yếu là BC 15 và Nhị ưu 838, thực hiện gieo mạ khay tập trung tại 6 xã (Tân Bắc, Bằng Lang, Xuân Giang, Tiên Yên, Yên Thành và Thị trấn Yên Bình) với 9 tổ và 212 hộ tham gia.

11/07/2015
Cái giật mình khi quả vải Việt đi Mỹ Cái giật mình khi quả vải Việt đi Mỹ

ồi đầu tháng 6, ngay sau niềm vui lô vải thiều đầu tiên vào Mỹ - thị trường “lớn nhưng khó tính” nhất thế giới, là cái “giật mình” của nông dân trồng vải, của các DN xuất khẩu, và cả những người làm quản lý.

11/07/2015
Hà Nội đầu tư lớn làm nông nghiệp công nghệ cao Hà Nội đầu tư lớn làm nông nghiệp công nghệ cao

Ngày 8.7, trước khi bế mạc kỳ họp 13, HĐND TP.Hà Nội đã thảo luận và thông qua chủ trương đầu tư cho “Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) giai đoạn 2016 – 2020”.

11/07/2015
Dưa hấu mất mùa, giá tăng gấp 3 lần Dưa hấu mất mùa, giá tăng gấp 3 lần

Ngày 10.7, ông Trần Ngọc Bằng - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Phú Ninh, Quảng Nam cho biết, vụ dưa thứ hai trong năm 2015, toàn huyện Phú Ninh có khoảng 250ha đang đến mùa thu hoạch.

11/07/2015
Hơn 90% nông dân làm lúa thu đông có lãi Hơn 90% nông dân làm lúa thu đông có lãi

Theo kết quả điều tra vừa công bố của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), có đến 91% số nông dân vùng ĐBSCL sản xuất lúa thu đông có lãi, chỉ 1% bị thua lỗ và 8% hòa vốn.

11/07/2015