Nông Dân Lý Sơn Khốn Đốn Vì Hành Bị Hỏng Do Thời Tiết

Trước một vụ hành được cho là bội thu thì giờ đây người dân đảo Bé lại dở khóc, dở cười vì sự bất thường của thời tiết.
Hơn nửa tháng nay, hàng trăm hộ nông dân trồng hành tại đảo Bé, xã đảo An Bình, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi như ngồi trên đống lửa, bởi hàng chục ha cây hành Thu Đông đang cho thu hoạch bị thối rữa vì nước mưa.
Những ngày này, người dân đảo Bé đội mưa gió thu hoạch hết diện tích hành Thu Đông bị thối rữa bởi nước mưa. Dọc các trục đường trên đảo Bé, đâu đâu cũng thấy cây hành được chất thành đống phơi ngoài mưa gió và chờ mang ra biển đổ. Đời sống của người nông dân trên đảo Bé vốn đã khổ nay lại khổ hơn bởi tất cả vốn liếng mà họ đầu tư cho vụ hành này gần như mất trắng.
Bà Trần Thị Mai, ở đảo Bé cho biết, năm nay cây hành phát triển khá tốt. Khi thu hoạch, trời mưa liên tục khiến 3 sào hành gia đình bà gần như thối rữa hoàn toàn phải nhổ bỏ.
Bà Trương Thị Bông, ở đảo Bé cũng không tránh được thiệt hại. Vụ hành này gia đình bà thu hoạch 4 sào hành thì đã có hơn 3 sào chịu ảnh hưởng nước mưa và thối rữa hoàn toàn không bán được đành phải nhổ bỏ. “Vụ này đầu tư lớn vì giá giống, phân bón cao mà hành thì hư hết không biết lấy gì bù lại chi phí đã bỏ ra”- Bà Bông thở dài.
Không riêng gì gia đình bà Mai, bà Bông mà hàng trăm hộ nông dân trồng hành trên đảo Bé đều có chung cảnh ngộ. Bởi hơn 2 tháng qua, phải phơi mình đánh vật với nắng mưa, đầu tư nhiều tiền chăm sóc cho những ruộng hành thì giờ đành nhổ bỏ. Đối với nhiều gia đình ở đảo Bé, hành là nguồn thu nhập duy nhất, giờ đây trở nên điêu đứng.
Ông Phan Đình Phương, Chủ tịch UBND xã An Bình, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vụ hành Thu đông năm 2014 toàn xã gieo trồng trên 23 ha hành. Đầu vụ, cây hành phát triển tốt, tổng sản lượng ước đạt trên 150 tấn. Tuy nhiên vào giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, gặp mưa nhiều nên 80% diện tích hành của bà con nông dân đảo Bé bị thối rữa, sản lượng thu hoạch chỉ còn khoảng 38 tấn, mất 3/4 tổng sản lượng.
Mất mùa hành Thu Đông khiến cuộc sống của người dân xã đảo càng trở nên khó khăn. Sự bất thường của thời tiết đã đẩy hàng trăm hộ nông dân trồng hành trên đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi rơi vào cảnh khốn đốn.
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bắc Giang đang phát triển mạnh. Sản lượng năm 2014 đạt hơn 29,5 nghìn tấn, đứng đầu khu vực trung du miền núi phía Bắc. Toàn tỉnh đã hình thành nhiều khu nuôi thâm canh và bán thâm canh, khu sản xuất hàng hóa tập trung.

Tàu câu cá ngừ đạt sản lượng quá ít, lỗ vốn. Đành chịu! Nhưng một số tàu câu được nhiều cá lại bán không trôi, cũng lỗ vốn. Ngư dân Phú Yên “sốc”! Điều gì đang xảy ra ở nơi “thủ phủ” nghề câu cá ngừ đại dương? Sự thể là do chất lượng cá kém, do giá cá ngừ đã và đang trên đà lao dốc, xuất khẩu giảm sâu.

Chiều 7/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chủ trì cuộc họp bàn về quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đên năm 2025.

Mặc dù ngư dân Đà Nẵng được hoạt động theo tổ, đội và nghiệp đoàn, song tính liên kết vẫn chưa được phát huy. Vì vậy, cần một mô hình cao hơn để tập hợp họ. Việc thành lập một hợp tác xã (HTX) về thủy sản trong tương lai, có thể sẽ là điều cần thiết.

Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên 250 ha. Những năm qua, tình hình dịch bệnh tôm nuôi gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi tôm ở đây, nên diện tích nuôi tôm ngày càng giảm đáng kể. Trước thực trạng đó, huyện đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp hướng đến nuôi tôm bền vững.