Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Lao Đao Vì Dong Riềng Rớt Giá

Nông Dân Lao Đao Vì Dong Riềng Rớt Giá
Ngày đăng: 25/11/2013

Nông dân Bắc Cạn trồng dong riềng tràn lan, sản lượng tăng đột biến, tiêu thụ không hết, tư thương khống chế giá giảm gần một nửa so với năm trước. Tiền bán dong riềng không đủ trả công thu hoạch và vận chuyển làm cho nông dân lao đao.

Vụ thu hoạch dong riềng ở tỉnh Bắc Cạn đã bắt đầu được hơn nửa tháng, nhưng ở đâu cũng thấy nông dân than phiền chỉ bán được 800- 900 đồng/kg củ, giảm gần một nửa so với năm trước. Đi dọc các tuyến đường chính ở các huyện Ba Bể, Na Rì, Pác Nặm thấy nông dân chất những đống dong riềng lớn cạnh đường chờ tư thương, cơ sở chế biến đến thu mua.

Hồi đầu năm, gia đình ông Hoàng Văn Bằng ở xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể đầu tư gần một triệu đồng mua giống và phân bón trồng 0,2ha. Nay đã đến vụ thu hoạch, ông Bằng dự kiến sẽ thu khoảng 15 tấn củ. Nhưng với giá 900 đồng/kg củ, ông tính toán một người thu hoạch trong một ngày chỉ được khoảng một tạ củ, vận chuyển đến tỉnh lộ 258 bán được 90 nghìn đồng, trong khi đó trả công thu hoạch hết hơn một trăm nghìn đồng. Giá bán không đủ trả tiền thuê nhân công nên ông Bằng bỏ không thu hoạch diện tích dong riềng đã trồng được.

Mới đầu vụ đã thế, khi dong riềng thu hoạch rộ những ngày tới thì giá còn giảm nữa. Tình cảnh của ông Bằng đang là thực trạng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Với giá bán chỉ bằng gần một nửa so với năm trước, nhân dân chỉ thu hoạch những diện tích gần đường, tiện vận chuyển, gia đình có nhân công. Còn những diện tích ở xa, phải thuê cả công thu hoạch, vận chuyển thì bỏ, vì tiền bán không đủ trả tiền công thu hoạch, kinh phí vận chuyển.

Theo tính toán của tỉnh, năm nay Bắc Cạn trồng gần ba nghìn ha dong riềng (tăng một nghìn ha so với năm trước), ước tính thu được khoảng 180 nghìn tấn củ, các cơ sở chế biến trong tỉnh chỉ tiêu thụ được khoảng 117 nghìn tấn củ, số còn lại 61 nghìn tấn phải chở đi bán ở ngoài tỉnh.

Củ dong riềng là nguyên liệu sản xuất ra tinh bột, từ tinh bột sản xuất ra miến dong. Trong khi đó tỉnh không chủ động được đầu ra, hầu hết sản lượng tinh bột và miến dong được tiêu thụ ở ngoài tỉnh. Những năm trước diện tích trồng còn ít, giá dong riềng tăng cao nên năm nay trồng tràn lan, sản lượng tăng đột biến, các đầu mối tiêu thụ khống chế, dìm giá xuống thấp làm nông dân lao đao.

Thời gian vừa qua, tỉnh khuyến khích các hợp tác xã, nhóm hộ, doanh nghiệp đầu tư 112 cơ sở chế biến dong riềng với số vốn đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng. Nhưng hầu hết đều là công nghệ lạc hậu, tỷ lệ bột bị thất thoát nhiều, thiếu vốn nên không tiêu thụ được nhiều dong riềng cho nhân dân.

Dong riềng quá nhiều, giá giảm mạnh, nông dân đang lao đao, các địa phương trong tỉnh đang lúng túng chưa biết giải quyết bằng cách nào. Để cây dong riềng trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, những năm tới tỉnh cần tổ chức lại một cách bài bản từ khâu quy hoạch trồng, chế biến và chủ động thị trường tiêu thụ nhằm tránh tình trạng “mất kiểm soát” như năm nay.


Có thể bạn quan tâm

Xoài Úc nghịch mùa, chủ vườn thu cả tỉ đồng Xoài Úc nghịch mùa, chủ vườn thu cả tỉ đồng

Mặc dù hạn hán khiến năng suất giảm, chỉ còn 5-6 tấn/ha, song nhờ xoài Úc trồng nghịch vụ, giá cả tăng cao nên nhiều nhà vườn ở huyện Cam Lâm, Khánh Hòa vẫn thu được tiền tỉ.

27/05/2015
Xuất khẩu gạo gặp khó khăn về đầu ra Xuất khẩu gạo gặp khó khăn về đầu ra

Các thị trường lớn đang dần tự chủ về lương thực, các nước có nguồn gạo xuất khẩu dồi dào tạo cạnh tranh gay gắt, trong khi gạo của Campuchia lại đang đi vào thị trường EU và Trung Quốc làm cho gạo Việt gặp khó về đầu ra.

27/05/2015
Mổ xẻ nguyên nhân tôm chết hàng loạt ở Đồng bằng sông Cửu Long Mổ xẻ nguyên nhân tôm chết hàng loạt ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm phục vụ xuất khẩu. Nhưng nhiều năm nay người dân vẫn phải đối mặt với tình trạng tôm chết do bệnh dịch.

27/05/2015
Nông sản biên mậu tắc vì thiếu hợp đồng Nông sản biên mậu tắc vì thiếu hợp đồng

Vấn đề về tiêu thụ nông sản tiếp tục là chủ đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm trong cả những phiên thảo luận tổ cũng như bên lề của kỳ họp thứ 9. Đại biều của tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thế Tuy đã cho biết thêm nhiều thông tin về câu chuyện dưa hấu ở cửa khẩu Tân Thanh.

27/05/2015
Khoai lang giá rớt mạnh do cung vượt cầu Khoai lang giá rớt mạnh do cung vượt cầu

Huyện Bình Tân (Vĩnh Long) là một trong những nơi sản xuất khoai lang xuất khẩu lớn nhất ở ĐBSCL cũng như cả nước, với diện tích dao động mỗi năm từ 8.000 - 10.000 ha. Hiện tại, nhiều nông dân trồng khoai ở Bình Tân cũng như các địa phương lân cận như Đồng Tháp, Cần Thơ… đứng ngồi không yên vì giá rớt thê thảm.

27/05/2015