Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Lãng Phí 2 Tỷ USD/năm Tiền Phân Bón

Nông Dân Lãng Phí 2 Tỷ USD/năm Tiền Phân Bón
Ngày đăng: 01/04/2014

Qua khảo sát thực tế ở một địa phương, nông dân cho biết thường xuyên lạm dụng với hình thức tăng liều lượng và tăng nồng độ thuốc.

Tại hội thảo quốc gia “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam” vừa được tổ chức mới đây, Hiệp hội Phân bón Việt Nam nêu ra một số liệu thống kê khiến nhiều người giật mình: Trung bình mỗi năm, nông dân Việt Nam lãng phí 2 tỷ USD vì sử dụng phân bón không đúng cách. Trong con số 2 tỷ USD này, có một phần của nông dân tỉnh Lâm Đồng.

Báo cáo của Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng nêu rõ, trung bình mỗi năm, Việt Nam cần 10.300.000 tấn phân bón để sản xuất trên diện tích 26 triệu ha đất nông nghiệp.

Với riêng Lâm Đồng, theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh, cả tỉnh hiện có 331.263 ha đất canh tác nông nghiệp; trong đó, diện tích cây lâu năm chiếm 214.972 ha.

Để canh tác diện tích này, trung bình mỗi năm, Lâm Đồng cần khoảng 1.100.000 tấn phân bón các loại. Cùng với phân bón, mỗi năm cả tỉnh còn cần đến 3.200 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Nêu những con số này để thấy rằng sản xuất nông nghiệp của Lâm Đồng chiếm vị trí khá quan trọng trong biểu đồ sản xuất nông nghiệp của quốc gia.

Rồi, vấn đề đáng quan tâm nữa là, Lâm Đồng đang được đánh giá một trong những địa phương có nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh của cả nước nên vấn đề sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của nông dân càng đặc biệt quan trọng.

Hiện chưa có con số thống kê chính thức của cơ quan chức năng về việc Lâm Đồng “đóng góp” bao nhiêu phần trăm vào con số lãng phí 2 tỷ USD mỗi năm do việc sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật ở phạm vi cả nước nhưng tin chắc rằng con số về “lãng phí phân bón” của riêng Lâm Đồng là không nhỏ.

Nói cách khác, cả nước khi sử dụng 10,3 triệu tấn phân bón để canh tác 26 triệu ha đất nông nghiệp thì con số tương ứng Lâm Đồng là 1,1 triệu tấn và 331.263 ha. Và, trong thực tế canh tác 26 triệu ha đất, nông dân cả nước đã lãng phí 2 tỷ USD.

Vậy, với 331.263 ha (và lượng phân bón được dùng mỗi năm là 1,1 triệu tấn) thì nông dân Lâm Đồng đã lãng phí một khoản tiền bao nhiêu hiện vẫn đang là một bài toán chưa có lời giải bằng những khảo sát thực tế của cơ quan chức năng địa phương.

Chỉ biết rằng, trong một cuộc điều tra gần đây của cơ quan chức năng, riêng ở lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật, kết quả đưa ra là có đến 62,5% nông dân (trong tổng số 400 hộ được điều tra) thường xuyên lạm dụng với hình thức tăng liều lượng và tăng nồng độ thuốc.

Tuy chưa đưa ra số liệu thống kê về thiệt hại do sử dụng phân bón không đúng cách của nông dân Lâm Đồng song cơ quan chức năng vẫn thường xuyên nhận xét là “một bộ phận nông dân đã lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp”.

Về vấn đề này, có lẽ nên đặt ra câu hỏi là vì sao nông dân của chúng ta vẫn chưa được đào tạo kiến thức sử dụng phân bón một cách bài bản và khoa học?


Có thể bạn quan tâm

Thận Trọng Khi Độc Canh Cây Keo Thận Trọng Khi Độc Canh Cây Keo

Thời gian gần đây, keo có giá nên nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đổ xô trồng keo. Tuy nhiên, độc canh cây keo sẽ gặp nhiều bất lợi bởi thời gian thu hoạch keo kéo dài tới 4 năm, trong thời gian đó bà con có nguy cơ thiếu đói

14/01/2014
Khôi Phục Và Thử Nghiệm Giống Lúa Khôi Phục Và Thử Nghiệm Giống Lúa

Gạo đỏ được xem là giống lúa truyền thống. Sự khôi phục giống lúa gạo đỏ và gieo trồng thử nghiệm giống lúa Hương Cốm 4 cho thấy, đã có sự đổi mới trong tư duy trồng lúa, hướng đến việc đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của một nền nông nghiệp hàng hóa ở Thừa Thiên Huế.

14/01/2014
Phân Bón Kém Chất Lượng Vẫn Chiếm Tỷ Lệ Cao Phân Bón Kém Chất Lượng Vẫn Chiếm Tỷ Lệ Cao

Trong ba năm trở lại đây, tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn dao động ở mức từ 50% đến 60% số mẫu kiểm tra của Cục Trồng trọt. Vì thế, dù đã đưa phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng trong năm 2014, ngành trồng trọt vẫn lo ngại khó kiểm soát được vấn đề phân bón kém chất lượng bán trên thị trường.

14/01/2014
Cơ Giới Hóa Giúp Giảm Đến 20% Chi Phí Sản Xuất Mía Cơ Giới Hóa Giúp Giảm Đến 20% Chi Phí Sản Xuất Mía

Theo các chuyên gia ngành đường, nếu áp dụng cơ giới hóa trong canh tác mía theo phương thức của các nước phát triển có thể giúp giảm đến 20% chi phí sản xuất.

14/01/2014
Tiềm Năng Trồng Rong Nho Biển (Sea Grapes) Ở Việt Nam Tiềm Năng Trồng Rong Nho Biển (Sea Grapes) Ở Việt Nam

Rong nho biển hay còn gọi là rong cầu lục bi nhỏ, rong guộc, có tên khoa học Caulerpa lentillifera, thuộc Bộ rong cầu lục Caulerpales, Ngành rong lục Chlorophyta, phân bố ở vùng biển ấm Thái Bình Dương như Philippines, Java, Micronesia, Bikini,…

14/01/2014