Nông Dân Lãng Phí 2 Tỷ USD/năm Tiền Phân Bón

Qua khảo sát thực tế ở một địa phương, nông dân cho biết thường xuyên lạm dụng với hình thức tăng liều lượng và tăng nồng độ thuốc.
Tại hội thảo quốc gia “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam” vừa được tổ chức mới đây, Hiệp hội Phân bón Việt Nam nêu ra một số liệu thống kê khiến nhiều người giật mình: Trung bình mỗi năm, nông dân Việt Nam lãng phí 2 tỷ USD vì sử dụng phân bón không đúng cách. Trong con số 2 tỷ USD này, có một phần của nông dân tỉnh Lâm Đồng.
Báo cáo của Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng nêu rõ, trung bình mỗi năm, Việt Nam cần 10.300.000 tấn phân bón để sản xuất trên diện tích 26 triệu ha đất nông nghiệp.
Với riêng Lâm Đồng, theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh, cả tỉnh hiện có 331.263 ha đất canh tác nông nghiệp; trong đó, diện tích cây lâu năm chiếm 214.972 ha.
Để canh tác diện tích này, trung bình mỗi năm, Lâm Đồng cần khoảng 1.100.000 tấn phân bón các loại. Cùng với phân bón, mỗi năm cả tỉnh còn cần đến 3.200 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Nêu những con số này để thấy rằng sản xuất nông nghiệp của Lâm Đồng chiếm vị trí khá quan trọng trong biểu đồ sản xuất nông nghiệp của quốc gia.
Rồi, vấn đề đáng quan tâm nữa là, Lâm Đồng đang được đánh giá một trong những địa phương có nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh của cả nước nên vấn đề sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật của nông dân càng đặc biệt quan trọng.
Hiện chưa có con số thống kê chính thức của cơ quan chức năng về việc Lâm Đồng “đóng góp” bao nhiêu phần trăm vào con số lãng phí 2 tỷ USD mỗi năm do việc sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật ở phạm vi cả nước nhưng tin chắc rằng con số về “lãng phí phân bón” của riêng Lâm Đồng là không nhỏ.
Nói cách khác, cả nước khi sử dụng 10,3 triệu tấn phân bón để canh tác 26 triệu ha đất nông nghiệp thì con số tương ứng Lâm Đồng là 1,1 triệu tấn và 331.263 ha. Và, trong thực tế canh tác 26 triệu ha đất, nông dân cả nước đã lãng phí 2 tỷ USD.
Vậy, với 331.263 ha (và lượng phân bón được dùng mỗi năm là 1,1 triệu tấn) thì nông dân Lâm Đồng đã lãng phí một khoản tiền bao nhiêu hiện vẫn đang là một bài toán chưa có lời giải bằng những khảo sát thực tế của cơ quan chức năng địa phương.
Chỉ biết rằng, trong một cuộc điều tra gần đây của cơ quan chức năng, riêng ở lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật, kết quả đưa ra là có đến 62,5% nông dân (trong tổng số 400 hộ được điều tra) thường xuyên lạm dụng với hình thức tăng liều lượng và tăng nồng độ thuốc.
Tuy chưa đưa ra số liệu thống kê về thiệt hại do sử dụng phân bón không đúng cách của nông dân Lâm Đồng song cơ quan chức năng vẫn thường xuyên nhận xét là “một bộ phận nông dân đã lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp”.
Về vấn đề này, có lẽ nên đặt ra câu hỏi là vì sao nông dân của chúng ta vẫn chưa được đào tạo kiến thức sử dụng phân bón một cách bài bản và khoa học?
Có thể bạn quan tâm

Trong vụ hè thu năm nay, huyện Tuy Đức đã gieo trồng được hơn 5.000 ha cây trồng các loại. Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn đang tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, giúp cây trồng phát triển tốt và hứa hẹn cho năng suất cao.

Nhân kỷ niệm ngày truyền thống ngành thuỷ sản Việt Nam, ngày 1-4, tại khu bến Giang, phường Tân An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) đã tổ chức lễ mít tinh ôn lại truyền thống của ngành và thực hiện thả cá giống xuống vùng nước tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.

Ông Ba Nhàn nhớ lại, năm 2005 gia đình ông từ Rạch Giá (Kiên Giang) ra sống trên đất đảo hoang sơ. Tại đây, ông chỉ xin được khoảnh đất nhỏ đủ cất được cái nhà trú mưa trú nắng cho vợ con sinh sống. Ông Ba Nhàn làm nghề đi tàu biển thuê. Mỗi lần tàu cập bến, chủ tàu cho phân loại các loài thủy hải sản để bán.

Ngoài ra còn có hàng trăm gia trại chăn nuôi trong nông hộ có thể phát triển chăn nuôi một số con nuôi đặc sản như lợn bản địa, don, nhím. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh gồm gần 105.000 con trâu, bò, dê, hơn 5,3 triệu con gà, vịt.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, các cơ sở thu mua tôm sú nguyên liệu thường tổ chức người canh gác, tập trung hàng hoá ở những địa bàn phức tạp, sâu trong những đoạn kênh rạch xa xôi, hẻo lánh, thậm chí vừa chở hàng trên sông vừa bơm chích tạp chất vào tôm.