Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Làm Giàu Nhờ Liên Kết Trồng Táo

Nông Dân Làm Giàu Nhờ Liên Kết Trồng Táo
Ngày đăng: 16/05/2012

Là loại cây dễ trồng, rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao, cây táo được nông dân ở Ninh Thuận chọn trồng rộng khắp, thay thế cho nhiều loại cây trồng kém hiệu quả trước đây. Với diện tích trồng gần 1.000 ha, cây táo đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp, sự chung tay liên minh sản xuất, đến nay nghề trồng táo ở Ninh Thuận đã phát triển theo hướng bền vững, nhiều hộ thành triệu phú nhờ trồng táo.

Ở huyện thuần nông Ninh Phước - vùng trồng nho bậc nhất ở tỉnh Ninh Thuận trước đây, nay cây táo đã dần thay thế trong những vườn nho đã thoái hóa. Riêng tại xã Phước Sơn, huyện Ninh Phước, 400 ha trong tổng số 700 ha đất màu của địa phương đã được người dân chuyển sang trồng táo và diện tích này đang tiếp tục được tăng lên.

Ông Dương Văn Ấm, người đi đầu trong phong trào trồng táo ở xã Phước Sơn, cho biết: do đầu tư chi phí cao lại dễ bị sâu bệnh nên gia đình ông đã quyết định bỏ trồng nho, chuyển sang trồng táo. Nhờ chủ động được nguồn nước tưới và áp dụng đúng kỹ thuật nên vườn táo của gia đình luôn đạt năng suất cao, bình quân 40 tấn/ha/năm. Với 5 ha táo, hàng năm gia đình ông thu lãi trên 800 triệu đồng.

Nhiều địa phương khác ở tỉnh Ninh Thuận như các huyện Ninh Sơn, Ninh Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, diện tích trồng táo cũng được mở rộng. Nhiều hộ dân trồng táo cho biết: so với trồng nho, trồng táo chi phí thấp, ít tốn công chăm sóc, năng suất bình quân 3,5 tấn/sào/năm. Với giá tiêu thụ như hiện nay từ 4.000 - 5.000 đồng/kg, mỗi mùa thu hoạch táo, nông dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha. Táo Ninh Thuận được tiêu thụ rộng khắp ở các tỉnh thành trong cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, đồng thời được xuất sang Trung Quốc. Với gần 1.000 ha táo đang trong thời kỳ thu hoạch, mỗi ngày Ninh Thuận cung cấp ra thị trường khoảng từ 60 - 80 tấn táo. Hiệu quả kinh tế của loại cây trồng này mang lại khá cao, nhưng người dân vẫn băn khoăn vì phong trào mang tính tự phát, trái táo chưa có thương hiệu và kỹ thuật bảo quản để tiêu thụ lâu dài.

Để giúp nông dân có thêm điều kiện phát triển cây táo, Ban quản lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đã hỗ trợ nông dân thành lập các liên minh, tổ hợp tác trồng táo gắn với hỗ trợ chi phí đầu tư để người dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo hướng bền vững và hiệu quả.

Ông Nguyễn Ngọc Hạnh ở thôn Ninh Quý 1, xã Phước Sơn, cho biết: tham gia liên minh, người dân được trao đổi, học hỏi kỹ thuật của nhau, việc sản xuất và tiêu thụ nông sản cũng thuận lợi hơn do có sự tham gia của doanh nghiệp. Hiện người trồng táo ở Ninh Thuận mong muốn được mở rộng sản xuất, đồng thời mở các lớp tập huấn để đưa những kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất để việc trồng táo đạt năng suất cao hơn. Nhà nước cũng cần hỗ trợ xây dựng thương hiệu táo Ninh Thuận, hướng tới xuất khẩu hoặc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến tại địa phương, làm nước ép hoặc sấy khô để trái táo Ninh Thuận vươn xa.

Có thể bạn quan tâm

Tập Trung Phát Triển Chuỗi Giá Trị Chăn Nuôi Tập Trung Phát Triển Chuỗi Giá Trị Chăn Nuôi

Thực hiện Dự án Hỗ trợ Tam nông, huyện Bác Ái được chọn triển khai tại 9/9 xã trên toàn địa bàn huyện cho 5.423 hộ dân, trong đó có 3.618 hộ nghèo và 570 hộ cận nghèo. Gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững, Bác Ái xác định tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị trong chăn nuôi và nông sản hàng hóa từ lợi thế sẵn có của địa phương.

30/07/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Sinh Sản Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Sinh Sản

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Ninh Thuận vừa đánh giá kết quả triển khai mô hình nuôi dê sinh sản tại xã Hòa Sơn, huyện Ninh Sơn.

30/07/2013
Một Sốbệnh Trên Cây Chuối Thường Gặp Và Cách Phòng Trị Một Sốbệnh Trên Cây Chuối Thường Gặp Và Cách Phòng Trị

Thường xuyên đánh tỉa chồi, chỉ để lại 1 chồi cho vụ sau, đồng thời cắt bỏ những lá già để tạo thông thoáng cho vườn chuối.

30/07/2013
Phát Triển Kinh Tế, Nâng Cao Đời Sống Nhân Dân Phát Triển Kinh Tế, Nâng Cao Đời Sống Nhân Dân

Phước Kháng là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc, với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Raglai. Trong chiến tranh, nhân dân Phước Kháng đoàn kết, một lòng theo Đảng, đấu tranh bảo vệ quê hương. Phát huy truyền thống đó, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào dân tộc Raglai ở Phước Kháng hôm nay đang tích cực lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

30/07/2013
Anh Nguyễn Đức Minh, Bám “Nước” Làm Giàu Anh Nguyễn Đức Minh, Bám “Nước” Làm Giàu

Nông dân Nguyễn Đức Minh, 48 tuổi, kiên trì bám “nước” làm giàu trở thành điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước ở xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải.

30/07/2013