Nông dân lai tạo thành công giống vịt xiêm

Anh Nguyễn Hữu Lợi
Sau đó, anh tuyển chọn được 50 con giống lai, có đặc điểm kháng bệnh tốt, to khỏe để tiếp tục nhân giống. Anh áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi nên đàn vịt không bị hao hụt và phát triển tốt; đến nay, đàn vịt của anh có trên 500 con.
Anh Nguyễn Hữu Lợi cho biết: Vịt con trong 1 tháng đầu nên sử dụng thức ăn viên công nghiệp để vịt mau lớn, giảm tỷ lệ hao hụt, sau đó có thể cho vịt ăn tạp, tận dụng các loại phụ, phế phẩm như cám to, rau, bèo băm nhuyễn… nên chi phí đầu tư thấp.
Cũng theo anh Lợi, vịt xiêm lai có thời gian nuôi rất ngắn, tăng trọng nhanh, sau 2,5 - 3 tháng nuôi vịt có thể đạt trên 2,5kg/con đối với vịt mái và 4 - 6 kg/con nếu là vịt trống (trong khi đó, để đạt trọng lượng như vậy vịt xiêm địa phương phải nuôi ít nhất 6 tháng), giá vịt xiêm lai bán khá cao, hiện nay thị trường mua khoảng 50.000 đồng/kg; vịt con giá 22.000 đồng/con.
Nuôi vịt xiêm lai không khó, tuy nhiên để nuôi thành công phải tuân thủ đúng các yêu cầu về kỹ thuật chăn nuôi như: thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, thay nước sạch cho vịt uống và tắm, đặc biệt cần tiêm ngừa vắc-xin cúm gia cầm và các vắc-xin phòng bệnh khác.
Việc lai tạo thành công vịt xiêm lai sẽ mở ra một hướng mới cho việc phát triển kinh tế, mang lại hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30-3, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, cùng ngày, Ban Giám đốc điều hành Nhóm WB đã phê duyệt một khoản viện trợ bổ sung trị giá 6,5 triệu USD cho dự án Phát triển bền vững các nguồn tài nguyên ven biển nhằm hỗ trợ quản lý bền vững nghề cá ven bờ của Việt Nam.

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân - Bạc Liêu) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, hiện tượng nghêu chết đồng loạt thời gian qua nay đã giảm đáng kể, chỉ còn xảy ra rải rác ở một vài hợp tác xã (HTX), chiếm tỷ lệ chỉ từ 3 - 4%. Tổng diện tích thiệt hại tại các HTX đến nay khoảng 290 ha, sản lượng thiệt hại 275 tấn, chủ yếu là nghêu thịt kích cỡ từ 30 - 90 con/kg.

Chỉ mới bắt đầu nhen nhóm từ đầu năm 2010, nhưng mô hình nuôi cá sấu thịt đã giúp nhiều người dân xã Phú Điền, huyện Tân Phú (Long An) đổi đời…

Nghề nuôi lươn đã phát triển từ những năm 90 của thế kỷ trước nhưng các hộ nuôi ở An Giang cũng như miền Tây vẫn phải sử dụng con giống khai thác ngoài tự nhiên để nuôi. Từ tận dụng đất quanh nhà ở nông thôn mà nhiều hộ vốn dĩ rất nghèo cũng đã vươn lên làm giàu và những người có mức sống trung bình lại có thêm thu nhập. Điệp khúc “thả lươn vào nuôi là chết” đeo đẳng những hộ nuôi lươn khiến cho nhiều người bỏ cuộc...