Nông dân lai tạo thành công giống vịt xiêm

Anh Nguyễn Hữu Lợi
Sau đó, anh tuyển chọn được 50 con giống lai, có đặc điểm kháng bệnh tốt, to khỏe để tiếp tục nhân giống. Anh áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi nên đàn vịt không bị hao hụt và phát triển tốt; đến nay, đàn vịt của anh có trên 500 con.
Anh Nguyễn Hữu Lợi cho biết: Vịt con trong 1 tháng đầu nên sử dụng thức ăn viên công nghiệp để vịt mau lớn, giảm tỷ lệ hao hụt, sau đó có thể cho vịt ăn tạp, tận dụng các loại phụ, phế phẩm như cám to, rau, bèo băm nhuyễn… nên chi phí đầu tư thấp.
Cũng theo anh Lợi, vịt xiêm lai có thời gian nuôi rất ngắn, tăng trọng nhanh, sau 2,5 - 3 tháng nuôi vịt có thể đạt trên 2,5kg/con đối với vịt mái và 4 - 6 kg/con nếu là vịt trống (trong khi đó, để đạt trọng lượng như vậy vịt xiêm địa phương phải nuôi ít nhất 6 tháng), giá vịt xiêm lai bán khá cao, hiện nay thị trường mua khoảng 50.000 đồng/kg; vịt con giá 22.000 đồng/con.
Nuôi vịt xiêm lai không khó, tuy nhiên để nuôi thành công phải tuân thủ đúng các yêu cầu về kỹ thuật chăn nuôi như: thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, thay nước sạch cho vịt uống và tắm, đặc biệt cần tiêm ngừa vắc-xin cúm gia cầm và các vắc-xin phòng bệnh khác.
Việc lai tạo thành công vịt xiêm lai sẽ mở ra một hướng mới cho việc phát triển kinh tế, mang lại hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm

Đó là kết quả đánh giá về hiệu quả kinh tế sau khi tổng kết mô hình nuôi ghép cá trắm cỏ trong ao thực hiện tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát do Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai triển khai.

Sản lượng thủy sản đưa vào chế biến xuất khẩu cao hơn các năm trước với tỷ lệ gần 60% tổng sản lượng; giá trị sản xuất thủy sản đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 7,2%, so với năm 2012.

Từ tháng 9–2013, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Ninh Thuận đã triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP cho cơ sở Anh Khoa (thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, Thuận Nam). Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra triển vọng mới cho người nuôi tôm phát triển nghề theo hướng bền vững.

Vừa qua, tại TP. Cần Thơ, Hiệp hội cá Tra Việt Nam kết hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo “Phát triển thị trường và nâng cao giá trị gia tăng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long” (ĐBSCL).

Mô hình được triển khai tại 26 hộ dân tham gia với diện tích hơn 25ha, tổng vốn đầu tư 325 triệu đồng. Trong đó, vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gần 150 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng trong dân.