Nông dân lai tạo thành công giống vịt xiêm

Anh Nguyễn Hữu Lợi
Sau đó, anh tuyển chọn được 50 con giống lai, có đặc điểm kháng bệnh tốt, to khỏe để tiếp tục nhân giống. Anh áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi nên đàn vịt không bị hao hụt và phát triển tốt; đến nay, đàn vịt của anh có trên 500 con.
Anh Nguyễn Hữu Lợi cho biết: Vịt con trong 1 tháng đầu nên sử dụng thức ăn viên công nghiệp để vịt mau lớn, giảm tỷ lệ hao hụt, sau đó có thể cho vịt ăn tạp, tận dụng các loại phụ, phế phẩm như cám to, rau, bèo băm nhuyễn… nên chi phí đầu tư thấp.
Cũng theo anh Lợi, vịt xiêm lai có thời gian nuôi rất ngắn, tăng trọng nhanh, sau 2,5 - 3 tháng nuôi vịt có thể đạt trên 2,5kg/con đối với vịt mái và 4 - 6 kg/con nếu là vịt trống (trong khi đó, để đạt trọng lượng như vậy vịt xiêm địa phương phải nuôi ít nhất 6 tháng), giá vịt xiêm lai bán khá cao, hiện nay thị trường mua khoảng 50.000 đồng/kg; vịt con giá 22.000 đồng/con.
Nuôi vịt xiêm lai không khó, tuy nhiên để nuôi thành công phải tuân thủ đúng các yêu cầu về kỹ thuật chăn nuôi như: thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, thay nước sạch cho vịt uống và tắm, đặc biệt cần tiêm ngừa vắc-xin cúm gia cầm và các vắc-xin phòng bệnh khác.
Việc lai tạo thành công vịt xiêm lai sẽ mở ra một hướng mới cho việc phát triển kinh tế, mang lại hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng tăng có nhiều nguyên nhân, như tháng 6 vừa qua, thời tiết thuận lợi cho việc khai thác thủy sản. Tại các vùng biển miền Trung và Nam Trung Bộ, các đàn cá nổi xuất hiện liên tục, tạo điều kiện cho bà con ngư dân ra khơi khai thác đạt kết quả cao.

Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, Cty CP thủy sản Bá Hải đã được Bộ KH-CN chọn phối hợp với Tập đoàn ABI (Nhật Bản) tiếp nhận chuyển giao công nghệ đông lạnh sản phẩm CAS và thiết bị cấp đông có công suất 500 kg/giờ.

Dây Thìa canh được biết đến là loại dược liệu quý, có tác dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, loại dây này còn có nhiều công dụng khác như: kích thích tiêu hoá, chống độc… Dây Thìa canh đang được trồng nhiều ở xã Yên Ninh (Phú Lương, Thái Nguyên), góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Vào cuối tháng 11, chúng tôi tìm đến HTX xoài Mỹ Xương (xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) khi nhà vườn bắt đầu thu hoạch xoài nghịch vụ. HTX có 24 xã viên với diện tích SX là 40 ha. Hầu hết các hộ trồng xoài ở đây đều áp dụng kỹ thuật bao trái và tập tành mô hình SX theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Trong khi đó, nhiều loại cây trồng, như: cao su, điều, mía... đang lâm vào cảnh khó khăn về thị trường và giá cả. Nhiều địa phương trong đó có Đồng Nai, đang diễn ra tình trạng, nông dân ồ ạt chặt bỏ những cây trồng kém hiệu quả chuyển sang cây tiêu.