Nông Dân Kon Tum Tự Xây Dựng Thương Hiệu Cà Phê Sạch

Các hộ nông dân đã thành lập Hợp tác xã thực hiện quy trình sản xuất cà phê sạch bền vững theo tiêu chuẩn 4C.
Sau hai thương hiệu sản xuất, chế biến cà phê sạch khá thành công trên thị trường, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum vừa có thêm thương hiệu cà phê sạch thứ ba hoạt động trên cơ sở tự nguyện góp vốn, vườn cây của nông dân và sản xuất kinh doanh thông qua mô hình hợp tác xã.
Tự nguyện tuân thủ quy trình sản xuất cà phê sạch bền vững theo tiêu chuẩn 4C, 7 hộ nông dân ở thôn 5, xã Hà Mòn, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum đã thành lập Hợp tác xã Thương mại Sáu Nhung, mở rộng diện tích lên hơn 20 ha trong niên vụ này, đồng thời chế biến và ra mắt sản phẩm cà phê bột sạch nguyên chất.
Để nâng cao giá trị sản phẩm cà phê của mình, các nông hộ tự nguyện góp vốn trên 3 tỷ đồng để cải tạo nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Ông Nguyễn Tri Sáu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Thương mại Sáu Nhung cho biết, Hợp tác xã đặt mục tiêu hàng đầu là quy trình sản xuất nghiêm ngặt về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng vệ sinh từ đầu vào để đưa ra sản phẩm tốt nhất. Nâng cao số diện tích nhiều lên và tìm thị trường đẩy ra được nhiều sản phẩm hơn nữa để lợi nhuận tăng, huy động được nhiều xã viên tham gia để có một thương hiệu cà phê lớn mạnh, ổn định được cuộc sống cho xã viên.
Đắc Hà là huyện có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh Kon Tum, với trên 7.000 ha. Nhằm nâng cao giá trị cà phê, tăng thu nhập cho người nông dân, những năm qua chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp vận động nhân dân thu hái cà phê đạt tỷ lệ quả chín trên 95%, khuyến khích nông dân áp dụng các mô hình sản xuất cà phê sạch, đẩy mạnh chế biến sau thu hoạch và liên kết nhóm hộ trong sản xuất kinh doanh cà phê thông qua mô hình hợp tác xã.
Có thể bạn quan tâm

Chị Mấu Thị Bình là một trong những người phụ nữ Raglai tiêu biểu ở thôn Nha Húi biết cách làm ăn vượt khó thoát nghèo, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.

Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị quản lý chất lượng tôm giống do Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tổ chức tại Tp Bạc Liêu ngày 05/11 vừa qua.

Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.

Ngày 16/9, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp với UBND xã Phú Cường (Tân Lạc, Hòa Bình) tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện mô hình cải tạo đàn trâu tại địa phương.

Nghề trồng táo ở tỉnh ta tồn tại hơn 20 năm qua, nhưng chưa có điều kiện phát triển. Tuy nhiên vài năm gần đây thị trường tiêu thụ được mở rộng, giá cả ổn định nên nhiều hộ nông dân tập trung đầu tư thâm canh mở rộng diện tích.