Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Kon Tum Tự Xây Dựng Thương Hiệu Cà Phê Sạch

Nông Dân Kon Tum Tự Xây Dựng Thương Hiệu Cà Phê Sạch
Ngày đăng: 30/08/2014

Các hộ nông dân đã thành lập Hợp tác xã thực hiện quy trình sản xuất cà phê sạch bền vững theo tiêu chuẩn 4C.

Sau hai thương hiệu sản xuất, chế biến cà phê sạch khá thành công trên thị trường, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum vừa có thêm thương hiệu cà phê sạch thứ ba hoạt động trên cơ sở tự nguyện góp vốn, vườn cây của nông dân và sản xuất kinh doanh thông qua mô hình hợp tác xã.

Tự nguyện tuân thủ quy trình sản xuất cà phê sạch bền vững theo tiêu chuẩn 4C, 7 hộ nông dân ở thôn 5, xã Hà Mòn, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum đã thành lập Hợp tác xã Thương mại Sáu Nhung, mở rộng diện tích lên hơn 20 ha trong niên vụ này, đồng thời chế biến và ra mắt sản phẩm cà phê bột sạch nguyên chất.

Để nâng cao giá trị sản phẩm cà phê của mình, các nông hộ tự nguyện góp vốn trên 3 tỷ đồng để cải tạo nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ông Nguyễn Tri Sáu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Thương mại Sáu Nhung cho biết, Hợp tác xã đặt mục tiêu hàng đầu là quy trình sản xuất nghiêm ngặt về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng vệ sinh từ đầu vào để đưa ra sản phẩm tốt nhất. Nâng cao số diện tích nhiều lên và tìm thị trường đẩy ra được nhiều sản phẩm hơn nữa để lợi nhuận tăng, huy động được nhiều xã viên tham gia để có một thương hiệu cà phê lớn mạnh, ổn định được cuộc sống cho xã viên.

Đắc Hà là huyện có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh Kon Tum, với trên 7.000 ha. Nhằm nâng cao giá trị cà phê, tăng thu nhập cho người nông dân, những năm qua chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp vận động nhân dân thu hái cà phê đạt tỷ lệ quả chín trên 95%, khuyến khích nông dân áp dụng các mô hình sản xuất cà phê sạch, đẩy mạnh chế biến sau thu hoạch và liên kết nhóm hộ trong sản xuất kinh doanh cà phê thông qua mô hình hợp tác xã.


Có thể bạn quan tâm

Giá Mủ Cao Su Rớt Dần, Xuất Bán Chậm Giá Mủ Cao Su Rớt Dần, Xuất Bán Chậm

Cao su đã vào mùa cạo mủ được khoảng 1,5 tháng thì giá mủ rớt dần khiến những chủ vườn ở Tánh Linh, Đức Linh còn ngại ngần, chưa cạo.

27/06/2013
Người Phụ Nữ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn Người Phụ Nữ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Lợn

Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống.

27/06/2013
Mô Hình Nuôi Cá Lồng Mới Trên Sông Kinh Thầy Mô Hình Nuôi Cá Lồng Mới Trên Sông Kinh Thầy

Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).

27/06/2013
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Nhông Ở Xã Vùng Cát Bình Sa Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Nhông Ở Xã Vùng Cát Bình Sa

Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh. Trong nhiều năm qua tỉnh đã thu hút được nhiều dự án, chủ yếu là các dự án trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay như PACSA, JICA… đã đem lại hiệu quả rất lớn về kinh tế - xã hội và môi trường.

27/06/2013
Thêm Cây Khóm Cho Đồng Đất Cà Mau Thêm Cây Khóm Cho Đồng Đất Cà Mau

Hơn 5 năm qua, khi nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác khiến nông dân bao phen điêu đứng vì giá cả, dịch bệnh thì cây khóm lại bám rễ ngày một sâu hơn. Vị thế cây khóm dần được khẳng định, nhiều hộ dân xã Trí Lực, huyện Thới Bình chọn là cây trồng cho thu nhập chính.

28/06/2013