Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Kon Tum Tự Xây Dựng Thương Hiệu Cà Phê Sạch

Nông Dân Kon Tum Tự Xây Dựng Thương Hiệu Cà Phê Sạch
Ngày đăng: 30/08/2014

Các hộ nông dân đã thành lập Hợp tác xã thực hiện quy trình sản xuất cà phê sạch bền vững theo tiêu chuẩn 4C.

Sau hai thương hiệu sản xuất, chế biến cà phê sạch khá thành công trên thị trường, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum vừa có thêm thương hiệu cà phê sạch thứ ba hoạt động trên cơ sở tự nguyện góp vốn, vườn cây của nông dân và sản xuất kinh doanh thông qua mô hình hợp tác xã.

Tự nguyện tuân thủ quy trình sản xuất cà phê sạch bền vững theo tiêu chuẩn 4C, 7 hộ nông dân ở thôn 5, xã Hà Mòn, huyện Đắc Hà, tỉnh Kon Tum đã thành lập Hợp tác xã Thương mại Sáu Nhung, mở rộng diện tích lên hơn 20 ha trong niên vụ này, đồng thời chế biến và ra mắt sản phẩm cà phê bột sạch nguyên chất.

Để nâng cao giá trị sản phẩm cà phê của mình, các nông hộ tự nguyện góp vốn trên 3 tỷ đồng để cải tạo nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền chế biến và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Ông Nguyễn Tri Sáu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Thương mại Sáu Nhung cho biết, Hợp tác xã đặt mục tiêu hàng đầu là quy trình sản xuất nghiêm ngặt về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng vệ sinh từ đầu vào để đưa ra sản phẩm tốt nhất. Nâng cao số diện tích nhiều lên và tìm thị trường đẩy ra được nhiều sản phẩm hơn nữa để lợi nhuận tăng, huy động được nhiều xã viên tham gia để có một thương hiệu cà phê lớn mạnh, ổn định được cuộc sống cho xã viên.

Đắc Hà là huyện có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh Kon Tum, với trên 7.000 ha. Nhằm nâng cao giá trị cà phê, tăng thu nhập cho người nông dân, những năm qua chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp vận động nhân dân thu hái cà phê đạt tỷ lệ quả chín trên 95%, khuyến khích nông dân áp dụng các mô hình sản xuất cà phê sạch, đẩy mạnh chế biến sau thu hoạch và liên kết nhóm hộ trong sản xuất kinh doanh cà phê thông qua mô hình hợp tác xã.


Có thể bạn quan tâm

Hướng chuyển dịch kinh tế hộ và trang trại Hướng chuyển dịch kinh tế hộ và trang trại

Theo Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 mà Bộ NN&PTNT đã phê duyệt, trang trại là một hướng phát triển được quan tâm để đảm bảo cho sản xuất, chăn nuôi phát triển bền vững, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu.

08/05/2015
Khi nông dân liên kết Khi nông dân liên kết

Dù chỉ chăn nuôi heo ở quy mô nhỏ lẻ, nhưng nhiều hộ nông dân tại xã Quảng Trị (huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) đã biết liên kết với nhau để cùng mua cám với số lượng lớn. Sự liên kết này đã giúp họ mua được cám với giá rẻ của đại lý, nên chi phí chăn nuôi giảm và lợi nhuận tăng đáng kể.

08/05/2015
Nhiều cơ hội xuất khẩu tôm Việt Nam Nhiều cơ hội xuất khẩu tôm Việt Nam

Với 8 hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và 6 hiệp định quan trọng đang được đàm phán sẽ có tác động không nhỏ đến hoạt động thương mại và XK thủy sản Việt Nam.

08/05/2015
Phân bón có xu hướng giảm giá Phân bón có xu hướng giảm giá

Theo ghi nhận, thị trường phân bón Bình Định đầu vụ đang khá dồi dào về chủng loại, nguồn cung; giá cả có xu hướng giảm so với cùng kỳ các năm trước…

08/05/2015
Vững bước từ vườn ươm Vững bước từ vườn ươm

Thêm 3 doanh nghiệp (DN) vừa nhận chứng nhận tốt nghiệp Chương trình Ươm tạo DN trong “vườn ươm” do Trung tâm Ươm tạo DN nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM cấp.

08/05/2015