Nông Dân Kiên Giang Mừng Vì Được Giá Lúa Và Tôm Sú Nguyên Liệu

Theo Sở Công Thương Kiên Giang, liên tục trong hơn hai tháng qua, giá lúa và tôm sú nguyên liệu trên địa bàn luôn ở mức khá cao có lợi cho nông dân mà còn kích thích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phát triển.
Với giá lúa thường khô, thương lái thu mua 5.700-5.850 đồng/kg; lúa gạo hạt dài, chất lượng tốt là 6.100-6.300 đồng/kg.
Theo các thương lái, giá lúa năm nay luôn ở mức khá cao do lượng gạo mua bán, trao đổi qua biên giới Trung Quốc tăng mạnh.
Nhiều doanh nghiệp cạnh tranh mua lúa nguyên liệu để chế biến thực hiện hợp đồng cung ứng gạo đã ký kết với đối tác, góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa trong tỉnh với giá cả đảm bảo lợi nhuận cho người sản xuất.
Nông dân Lê Đức Thuận ở ấp số 9, xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang cho biết: nếu như vụ Hè Thu năm 2013, giá lúa không vượt qua mức 4.500 đồng/kg lại tiêu thụ chậm do không có thương lái mua, lúa thu hoạch xong trữ lại chờ giá tăng lên mới bán thì năm nay tăng 1.000 đồng/kg trở lên tùy thời điểm nhu cầu lúa gạo của thị trường. Lúa thu hoạch đến đâu, thương lái tìm đến thu mua lúa hết đến đó, góp phần giảm chi phí phơi sấy, vận chuyển cho nông dân.
Đến thời điểm này, nông dân tỉnh Kiên Giang đã thu hoạch 225.000ha, chiếm 73% diện tích gieo trồng, năng suất bình quân 5,5 tấn/ha; trong đó, thu hoạch lúa Thu Đông 2.122ha, chiếm 2,8% diện tích xuống giống, năng suất bình quân 5,3 tấn/ha, tập trung ở 2 huyện Tân Hiệp và Giồng Riềng.
Trên lĩnh vực nuôi tôm, giá tôm nguyên liệu duy trì ở mức khá cao. Hiện giá tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg dao động 225.000-230.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg so với thời điểm trước đây hai tháng.
Nguyên nhân do hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu và phải nhập khẩu nguyên liệu sản xuất.
Theo các doanh nghiệp, giá tôm sú nguyên liệu có khả năng tăng cao hơn nữa trong những tháng cuối năm do nhu cầu hàng hóa thủy sản trên thị trường trong nước và thế giới tăng mạnh, nhất là vào dịp lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch 2015 và Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.
Trong khi đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long kết thúc vụ nuôi tôm-lúa; tôm nuôi quảng canh cải tiến vào giai đoạn cuối vụ, nông dân chuẩn bị cải tạo ao đầm để thả giống vụ mới dẫn đến sản lượng tôm thu hoạch không còn nhiều, doanh nghiệp khan hiếm nguồn tôm nguyên liệu để chế biến xuất khẩu.
Hiện nông dân tỉnh Kiên Giang đã thả nuôi tôm gần 90.000ha, tăng 2,5% so cùng kỳ, vượt gần 1.000 ha so với kế hoạch. Sản lượng thu hoạch là hơn 33.500 tấn, đạt 64,5% kế hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Sau 10 năm lên Điện Biên lập nghiệp, nhờ mô hình chăn nuôi, đến nay gia đình anh Phan Văn Chung ở đội 4, khu Pom Lót, xã Sam Mứn huyện Điện Biên đã có cơ ngơi khang trang. Gia đình anh đã vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá trong vùng.

Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.

Những năm qua, Hội Nông dân xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) luôn xác định thực hiện tốt chương trình liên kết với ngân hàng chính là khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giúp nông dân được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi về lãi suất, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng về nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn

Hộ chú Trần Văn Hạnh ngụ ấp Nam Hưng, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi là một trong những người đã “biết nuôi” và thành công trong việc chăn nuôi vịt theo quy trình an toàn sinh học, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm sạch, giữ gìn môi trường sinh thái.