Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Không Mặn Mà Với Trồng Rau An Toàn

Nông Dân Không Mặn Mà Với Trồng Rau An Toàn
Ngày đăng: 26/02/2012

Theo định hướng phát triển, xã Tây Tựu là một trong những vùng sản xuất rau gia vị an toàn của Hà Nội.  Tuy nhiên, nhận thức của nhiều người dân ở đây về trồng rau an toàn vẫn chỉ dừng lại ở điệp khúc “ Biết là thế..nhưng mà..”

Nguồn nước mà hàng ngày gia đình ông Ngọ lấy để tưới cho hơn 5 sào rau của mình là ở chiếc ao ngay cạnh ruộng rau. Xung quanh đó, vỏ thuốc bảo vệ thực vật được quăng thả tràn lan. Nước nhiều váng đục, bẩn. Ở chiếc ao nhỏ này, lác đác có xác cá nổi lên. Điều này chứng tỏ rằng với nguồn nước ở đây, đến cá cũng không thể sống nổi. Nhưng người trồng rau như ông Ngọ lại sử dụng để tưới rau.
Khi hỏi vì sao lại lấy nguồn nước không đảm bảo vệ sinh như vậy để tưới rau, ông Ngọ nói: “ “Nguồn nước chúng tôi sử dụng ở đây thì chi đáp ứng một phần nào đó thôi chứ chưa đảm bảo được cho sản xuất rau sạch được. Nếu rau mà sản xuất đảm bảo an toàn thì một mình không thể làm được. Biết là thế nhưng mà bây giờ một máy tưới đưa vào đây là không được rồi. Rồi vấn đề tháo nước, ngâm nước, rửa rau bằng nước sạch mình không thể đảm bảo được.”
Cách vườn rau của ông Ngọ không xa là vườn trồng rau xà lách.  Theo chủ vườn rau này thì ruộng rau của gia đình chị là xanh tốt nhất trong cánh đồng này. Một trong những bí quyết của chị là cứ cách 4 - 5 ngày lại phun thuốc diệt cỏ vào ruộng rau một lần.
Chị nông dân này giải thích về việc thường xuyên phun thuốc diệt cỏ: “Cây rau này mà phát triển mạnh thì cỏ cũng phát triển mạnh. Mình mà không đánh thuốc thì không được. Nhất là trời mà mưa thì cây rau sẽ bị nấm nữa, nên phải vừa bón phân vừa đánh thuốc thôi. Mình mà làm sạch không mà không bơm cái gì thì mình sẽ không được thu, nó có bệnh nên phải bơm thuốc thôi."
Rõ ràng người nông dân này chỉ quan tâm việc làm thế nào để rau xanh tốt, còn việc sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định có an toàn với rau khi đến người tiêu dùng hay không thì chị không nghĩ tới.
Nhiều nông dân trồng rau còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan
Theo Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNN, hiện tổng diện tích vùng rau liên kết sản xuất tại 6 tỉnh, thành phía Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh mới dừng lại ở con số gần 15 nghìn ha. Trong đó, mới có 700ha, tức là chưa đầy 5% diện tích đã được phân tích mẫu đất, nước, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn.
Theo TS Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt- Bộ NN&PTNT, có nhiều nguyên nhân khiến người nông dân chưa mặn mà với việc trồng rau an toàn:“ Bản chất của nền nông nghiệp nước ta là sản xuất manh mún nhỏ lẻ. Thứ hai nữa là nhận thức của người nông dân, mặc dù được tập huấn, tuyên truyền nhưng vì động cơ lợi nhuận hoặc không được kiểm soát chặt chẽ do đó việc sử dụng tùy tiện không theo đúng quy trình Vietgap vẫn xảy ra nhiều nơi. Thứ ba nữa là trên thị trường vẫn có sự lẫn lộn giữa sản phẩm rau an toàn  và không an toàn bị lẫn lộn, giá cả thì không tương xứng với sản phẩm rau an toàn, không có sự phân biệt rõ ràng nên vẫn không khuyến khích được người nông dân. Tất cả những nguyên nhân đó đã dẫn đến những khó khăn trong việc phát triển phương thức sản xuất rau an toàn.”
Để phát triển phương thức sản xuất sạch, Bộ NN&PTNT đang tổ chức liên kêt các hộ nông dân lại để hình thành những vùng sản xuất rau tập trung; kết nối các doanh nghiệp với nông dân để cho ra đời những sản phẩm rau sạch, từ khâu sản xuất đến khâu phân phối. Tuy nhiên, trong khi chờ những mô hình này được nhân rộng thì tại các địa phương, người nông dân vẫn tiếp tục với phương thức canh tác truyền thống. Và vì thế, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn đang tiềm ẩn sau những vườn rau tưởng như xanh mướt.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Cơ Hội Tăng Xuất Khẩu Nông, Thủy Sản Sang Nga Nhiều Cơ Hội Tăng Xuất Khẩu Nông, Thủy Sản Sang Nga

Trong bối cảnh Liên bang Nga (LB Nga) đã đề ra một loạt lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm “nhiễm độc” để đáp trả đòn trừng phạt kinh tế của các nước châu Âu, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện hàng loạt các biện pháp hỗ trợ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội tăng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường Nga.

22/11/2014
Nguy Cơ Ruộng Thành Nghĩa Trang Nguy Cơ Ruộng Thành Nghĩa Trang

Khi bắt đầu tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi không khỏi đắn đo, bởi suy nghĩ “nghĩa tử là nghĩa tận”. Nhưng có một thực tế đang diễn ra: không ít diện tích“bờ xôi ruộng mật” ở xã Thanh Luông, huyện Điện Biên được cho thuê thành nơi an táng. Nếu không có giải pháp kịp thời, chắc chắn sẽ có thêm nhiều đất ruộng trở thành nghĩa trang.

22/11/2014
Cựu Chiến Binh Thào A Của Làm Kinh Tế Giỏi Cựu Chiến Binh Thào A Của Làm Kinh Tế Giỏi

“Không chỉ nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động của Hội Cựu chiến binh mà đồng chí Thào A Của còn là tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế, tạo việc làm, giúp đỡ người dân xóa đói giảm nghèo, được nhiều người trong xã, huyện học tập làm theo”. Đó là nhận xét của ông Mạ Pố Chừ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Mường Nhé khi nói về cựu chiến binh Thào A Của.

22/11/2014
Tạo Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội Tạo Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội

Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.

22/11/2014
Xúc Tiến Thương Mại Mô Hình Canh Tác Xoài Đủ Điều Kiện Sản Xuất An Toàn Xúc Tiến Thương Mại Mô Hình Canh Tác Xoài Đủ Điều Kiện Sản Xuất An Toàn

Theo ông Huỳnh Thanh Bá, Phó Giám đốc Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương cho biết: “Hiện tại, nhu cầu từ phía khách hàng Hàn Quốc rất lớn, vì vậy từ đây đến tháng 2 âm lịch, HTX sẽ bao tiêu xoài cát chu cho bà con mức giá 25 ngàn đồng/kg, loại 4 trái/kg. Hiện HTX đã tìm được các đối tác thu mua xoài ghép cho bà con với mức giá cao, ổn định. HTX đang tiến hành thông tin đến các xã trong huyện để bà con nhà vườn thực hiện bao trái, nắm số lượng và thông tin cho khách hàng”.

22/11/2014