Nông Dân Không Lãi Trong Sản Xuất Lúa Vụ 2

Hiện nay, nông dân trong tỉnh đang thu hoạch lúa vụ 2 nhưng nhà nông không vui bởi giá lúa giảm. Bên cạnh đó, do dịch bệnh xảy ra nhiều, chi phí cao nên nông dân Cà Mau đang đứng trước nguy cơ thua lỗ. Trong khi đó, giá lúa ở các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL đang có chiều hướng tăng và ổn định.
Anh Nguyễn Thanh Hải, ấp 8, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, cho biết: “Chi phí cho các thứ đều cao nhưng có hai thứ quan trọng không cao, đó là năng suất và giá lúa nguyên liệu. Vụ này lấy lại được chi phí phân bón, thuốc là quý rồi, chứ không mong có lãi”.
Do sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn nên áp dụng giống mới, sinh trưởng nhanh nhưng lúa không ngậm sữa dẫn đến số lượng hạt lép nhiều, năng suất chỉ đạt khoảng 4 tấn/ha (vụ 1 đạt 7 tấn/ha).
Ông Lê Đoàn Kết, ấp 5, xã Tân Lộc, vừa thu hoạch xong 1 ha với năng suất đạt 5,6 tấn, cho biết: “Năm nay người trồng lúa ở đây hầu như không có lãi, do bị ảnh hưởng mưa nhiều trong giai đoạn đầu mới sạ, phải sạ lại. Thêm vào đó là các loại bệnh như: sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh cổ bông và nhện gié… gây tốn kém cho người trồng lúa rất nhiều. Chi phí cao hơn vụ 1 nhưng giá lúa bán ra lại thấp hơn”.
Hiện nay, giá phân bón, thuốc có xu hướng tăng nhưng giá lúa thương phẩm thì ngày càng giảm. Điều này làm cho người trồng lúa chịu nhiều thiệt thòi và người hưởng lợi lại là nhà kinh doanh và thương lái thu mua lúa gạo.
Anh Nguyễn Văn Cởm, thương lái thu mua lúa gạo tại Cà Mau, cho biết, các loại lúa tươi OM 7347, 6162,4900… mua tại đồng với giá 4.900 đồng/kg và lúa ngang với giá 4.700 đồng/kg. Giá thấp là do lúa của vùng Cà Mau hạt gạo không đẹp, không đạt chất lượng như các tỉnh khác.
Còn doanh nghiệp thu mua trong tỉnh thì chỉ thu mua khi người dân hay thương lái tự vận chuyển đến công ty nhưng điều này đối với nông dân thì quá khó để thực hiện. Hiện nay, người sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn vẫn tự tìm thương lái bán sản phẩm.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp, công ty có hứa là tạo mọi điều kiện để thu mua lúa của dân tham gia cánh đồng mẫu lớn với giá cao hơn thị trường từ 500-1.000 đồng/kg, nhưng đến thời điểm thu hoạch, họ không thực hiện lời hứa.
Ông Nguyễn Thanh Trường, Giám đốc Công ty XNK Nông sản thực phẩm Cà Mau, cho biết, hiện nay công ty chỉ thu mua lúa tại chỗ. Do không có đủ nhân công cũng như phương tiện nên công ty không thể đến tận hộ dân thu mua.
Hiện công ty chỉ thu mua cầm chừng do phía Tổng Công ty Lương thực miền Nam vẫn chưa ký được hợp đồng nào với đối tác nước ngoài. Và công ty cũng chưa được tiếp cận gói ưu đãi của Chính phủ trong việc thu mua dự trữ lúa gạo trong dân, nên việc thu mua lúa gạo trong dân chưa được đẩy mạnh.
Một trong những điều quan trọng mà các ngành chức năng cần quan tâm là nên có chính sách, địa điểm thu mua lúa gạo cho nông dân. Các doanh nghiệp thu mua lúa gạo trong tỉnh tích cực tạo mọi điều kiện thu mua đúng giá để người trồng lúa bán đúng giá của thị trường, tránh bị ép giá như hiện nay.
Theo đó, cần điều tiết giá phân, thuốc và hoá chất ngay từ đầu vụ để người dân tiếp cận. Có vậy người trồng lúa ở Cà Mau mới trụ được trên đồng đất của họ.
Có thể bạn quan tâm

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.

Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.

Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.