Nông Dân Khốn Khó Vì Mì Xuống Giá

Thời điểm này, người dân trong tỉnh Bình Phước đang vào mùa thu hoạch mì nhưng giá lên xuống thất thường đang là nỗi lo của nhiều nông dân. Hiện giá mì tươi chỉ khoảng 1.200-1.300 đồng/kg, thấp hơn so với mọi năm từ 300-500 đồng/kg.
Ông Nguyễn Văn Khuê ở tổ 1, ấp 3, xã Thanh Hòa (Bù Đốp) trồng mì nhiều năm chia sẻ: “Gia đình tôi không có nhiều đất sản xuất nên thuê đất trồng mì. Năm nay tôi thuê 18 ha. Những năm trước trồng có lời, nhưng năm nay rớt giá, nếu trừ chi phí chăm sóc (phân bón, làm cỏ, công nhổ...) chỉ hòa vốn”. Nhìn vườn mì, ông Khuê ngán ngẩm: “Giống mì Vedan củ to, mỗi khóm nặng khoảng 8-10 kg, đạt 25 tấn/ha. Mì đạt năng suất nhưng giá lại giảm, thời điểm này năm trước giá 1.700 đồng/kg nhưng năm nay chỉ 1.300 đồng. Nhiều hộ đợi giá mì tăng mới nhổ hoặc xắt lát phơi khô chờ giá”.
Ở huyện Lộc Ninh, nhiều hộ dân cũng đang than phiền vì mì rớt giá. Ông Lâm Nai ở ấp Chà Là, xã Lộc Thịnh cho biết: “1 ha mì của gia đình tôi sản lượng không kém những năm trước. Mì trồng trên đất trống nên củ to, đạt 20 tấn/ha. Năm nay giá xuống nên gia đình tôi khoán trắng cho thương lái nhổ chứ không thuê người nhổ như mọi năm. Mì xuống giá, lại bị thương lái ép nên sau khi trừ chi phí không lời là bao”.
Cùng tâm trạng đó, ông Nguyễn Minh Niên ở ấp 2, xã Minh Lập (Chơn Thành) cho biết: “Năm nay gia đình tôi trồng giống MO và KM 95. Đây là hai giống ít kháng đất và cho năng suất cao. Giá mì cao hay thấp còn phụ thuộc vào thị trường và hàm lượng tinh bột. Với trữ lượng tinh bột 30%, năm 2012 mì có giá từ 1.600 đến 2.000 đồng/kg, nhưng năm nay còn 1.300 đồng. Thuê đất trồng mì xen trong vườn cao su chưa khép tán với giá 5 triệu đồng/ha, cứ đà giảm giá như hiện nay, chúng tôi phải chọn hướng làm ăn khác”.
Từ miền Tây lên Bình Phước lập nghiệp, anh Trần Hoàng Sơn cũng ở ấp 2, xã Minh Lập cho biết:
“Vốn chỉ có 30 triệu đồng, tôi thuê đất trồng mì. Năm đầu thuê 5 ha, mì được giá nên tôi mở rộng diện tích thuê mỗi năm. Đầu vụ năm nay, thương lái đến vườn hỏi mua với giá 1.600 đồng/kg nhưng khi nhổ chỉ trả 1.300 đồng. Mì đột nhiên xuống giá nên vụ năm nay chỉ thu đủ vốn, lỗ công chăm sóc”.
Năm 2010 mì có giá từ 1.600 đến 1.800 đồng/kg, người nông dân phấn khởi hy vọng nên nhiều gia đình đã mở rộng diện tích, tận dụng đất trống trong vườn cao su, vườn điều trồng xen nhằm tăng thu nhập. Anh Vương Ngọc Bửu Sơn ở sóc Tà Cố, xã Long Tân (Bù Gia Mập) nói: “Trồng mì xen vườn cây công nghiệp rất hợp với điều kiện kinh tế gia đình tôi. Trong khi những năm đầu cây cao su chưa cho thu hoạch thì cây mì giúp gia đình có thêm thu nhập. Nếu đầu tư 1 ha mì xen trong vườn cao su, sau khi trừ chi phí lãi khoảng 16 triệu đồng/vụ. Năm nay giá mì không ổn định nên tôi mới thu hoạch được một nửa, chờ giá tăng sẽ nhổ tiếp”.
Mì là loại cây dễ trồng, khả năng chịu hạn tốt, năng suất cao nhưng việc trồng mì hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ. Việc người dân ồ ạt trồng dẫn đến được mùa thì mất giá, đầu ra không ổn định. Và thiệt hại cuối cùng vẫn là nông dân. Rất mong ngành nông nghiệp và chính quyền các cấp tăng cường định hướng trong trồng trọt, chăn nuôi và có giải pháp tìm đầu ra ổn định cho nông sản.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2012 toàn tỉnh có 20.761 ha mì, tập trung ở các huyện: Bù Gia Mập, Bù Đăng, Bù Đốp
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, nông dân ngày càng xa rời cây mía vì cho rằng Nhà máy Đường Phổ Phong (Nhà máy) ép họ trong quá trình đầu tư sản xuất cũng như thu mua. Niên vụ 2013 - 2014, Nhà máy thu mua mía nguyên liệu với giá 850.000 đồng/tấn loại 10 chữ đường (CCS), thấp hơn năm trước 50.000 đồng/tấn.

Cách nay hơn 4 năm, phong trào nuôi nhím trên địa bàn huyện phát triển rầm rộ. Tuy nhiên, đầu ra của loài vật nuôi này rất bấp bênh. Trong khi đó, chồn mướp là vật nuôi mới lạ, cho giá trị kinh tế cao mà số lượng hộ nuôi không nhiều. Vì thế, anh Nhi dành thời gian tìm hiểu kỹ thuật nuôi, cách làm chuồng...

Năm 2014, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Dự án xây dựng mô hình trình diễn với quy mô 160 con bò, 130 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật. Sau khi được tham gia tập huấn các hộ đã biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế chăn nuôi tại gia đình như: Cách tẩy nội, ngoại ký sinh trùng, cho ăn thức ăn hỗn hợp kết hợp thức ăn thô xanh, cách trồng và ủ chua thức ăn xanh… nên đàn bò khỏe mạnh, lớn nhanh, tăng trọng bình quân 738,5 g/con/ngày, bình quân mỗi bò vỗ béo cho lãi từ 1,5 - 2 triệu đồng/con/tháng. Như vậy nuôi bò vỗ béo cho hiệu kinh tế cao hơn so với nuôi thông thường > 15%.

Theo các nhà vườn trồng cam xoàn trong huyện, hàng năm mỗi héc-ta cam xoàn cho năng suất từ 20-25 tấn trái/năm, có thể thu lợi nhuận từ 200-250 triệu đồng. Theo dự báo của ngành nông nghiệp huyện, diện tích trồng cam xoàn ở huyện Long Mỹ sẽ còn tăng nhiều trong thời gian tới.

Theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đến năm 2015, tỉnh ta sẽ phát triển đạt 5.000ha cam, quýt. Và theo mục tiêu phát triển của tỉnh, từ năm 2016 – 2020, mỗi năm toàn tỉnh sẽ tiếp tục trồng mới 350ha, đầu tư thâm canh xây dựng vườn cam kinh doanh theo tiêu chuẩn VietGAP mỗi năm 400ha.