Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Bống Tượng Ở Hồng Dân (Bạc Liêu)

Nông Dân Khá Lên Nhờ Nuôi Cá Bống Tượng Ở Hồng Dân (Bạc Liêu)
Ngày đăng: 25/03/2013

Nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) rất phấn khởi khi thực hiện thành công mô hình nuôi cá bống tượng do Hội Nông dân Việt Nam đầu tư. Từ nguồn cá giống dễ mua và có thể bắt được trong thiên nhiên; thức ăn là những loại cá tạp tận dụng quanh ao, đầm; cá bán ra được giá cao… Những ưu điểm ấy đã thúc đẩy mô hình này ngày càng phát triển.

Nhằm tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận kỹ thuật nuôi đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, đầu năm 2011, Hội Nông dân huyện Hồng Dân đầu tư cho nông dân ấp Ngô Kim (xã Ninh Thạnh Lợi) nuôi cá bống tượng thử nghiệm. Những hộ thực hiện mô hình này được đầu tư vốn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi. 
Bống tượng là loại cá có giá trị kinh tế cao so với các loại thủy sản nước ngọt khác. Đó cũng là loại cá dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc và ít tốn kém chi phí, nhưng đầu ra ổn định và giá bán ở mức cao, đảm bảo có lãi cho người nuôi. Cá bống tượng loại 1 (trọng lượng từ 400 - 800 g/con) có giá dao động từ 350.000 - 430.000 đồng/kg. 
Đến nay, nông dân ấp Ngô Kim đã thu hoạch được 2 đợt, mỗi hộ lãi trung bình từ 28 - 30 triệu đồng. Hộ nuôi nhiều có thể lãi trên 70 triệu đồng. Điển hình như hộ ông Trần Quốc An nuôi cá bống tượng rất thành công. Ông An thả cá bống tượng trong một ao khoảng 500 m2. Qua 2 lần tuyển chọn cá lớn (từ 500 - 700 g/con) bán cho thương lái, ông An lãi gần 50 triệu đồng. Những con cá còn nhỏ, ông tiếp tục nuôi chờ thu hoạch tiếp đợt sau. Thấy ông An và các hộ được đầu tư vốn nuôi thành công, 25 nông dân khác đã tự bỏ vốn để nuôi cá bống tượng, khai thác nguồn lợi từ mô hình này. Ông An nhận định: “Nếu nông dân mạnh dạn thực hiện theo mô hình này sẽ rất hiệu quả. Do nguồn cá giống ở địa phương rất dễ tìm, thức ăn có thể tận dụng được quanh nhà, ao đầm nên người nuôi thu lãi cao”. 
Ông Dương Hoàng Nghiệp, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hồng Dân, cho biết: “Qua nuôi thử nghiệm, cho thấy mô hình nuôi cá bống tượng đem lại kinh tế cao cho nông dân. Cách đây 9 tháng, Hội tiếp tục xin đầu tư mở rộng mô hình cho 30 hộ dân ở 2 ấp Sơn Trắng, Vĩnh Bình (xã Vĩnh Lộc) với nguồn vốn 450 triệu đồng. Hiện cá bống tượng phát triển tốt, hứa hẹn cho lãi cao trong đợt thu hoạch vào cuối tháng 5/2013”. 
Hình thức Hội Nông dân Việt Nam đầu tư cho nông dân huyện Hồng Dân nuôi cá bống tượng là được tập huấn kỹ thuật, cho vay vốn từ 12 - 25 triệu đồng/hộ (tùy theo quy mô ao nuôi), trả lãi vay 0,6%, mỗi quý 1 lần. Sau 1,5 năm thì hoàn vốn để đầu tư xoay vòng cho những hộ khác. Khi người nuôi gặp rủi ro, việc thu lãi sẽ tạm ngưng. 
Cá bống tượng giống khi thả nuôi, tỷ lệ đầu con đạt gần 80%. Loại cá này được thu mua để xuất khẩu nên đầu ra tương đối ổn định. Nhờ nuôi cá bống tượng mà nhiều hộ nông dân đã có cuộc sống khá hơn.


Có thể bạn quan tâm

Ninh Thuận quy hoạch đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bền vững Ninh Thuận quy hoạch đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bền vững

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt quy hoạch đồng cỏ và vùng chăn nuôi gia súc có sừng đến năm 2020.

10/08/2015
Tăng nguồn thức ăn cho bò với mô hình rơm ủ Urê Tăng nguồn thức ăn cho bò với mô hình rơm ủ Urê

Theo đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, phấn đấu đến năm 2020 đàn bò sữa của tỉnh đạt 17.800 con, tăng hơn 10.000 con so với tổng số đàn bò hiện tại. Khi đó vấn đề thức ăn cho bò sẽ trở thành mối lưu tâm hàng đầu của nông hộ.

10/08/2015
Tìm giải pháp gỡ khó cho ngành sữa Tìm giải pháp gỡ khó cho ngành sữa

Trước làn sóng đầu tư được dự báo là rất lớn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi, tiêu thụ sữa tươi của Hà Nội sẽ đứng trước nhiều thách thức.

10/08/2015
Thuần hóa giống gà Đông Tảo ở Lâm Hà (Lâm Đồng) Thuần hóa giống gà Đông Tảo ở Lâm Hà (Lâm Đồng)

Nhà nông trẻ Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1986) đã mạnh dạn chuyển đổi cả ngàn mét vuông diện tích đất trồng mía để xây dựng chuồng trại chăn nuôi “thuần hóa” giống gà Đông Tảo (một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam) tại thôn 3, xã Mê Linh, Lâm Hà, Lâm Đồng đạt thu nhập tăng cao mỗi tháng.

10/08/2015
Mang... lợn cắp nách đi cạnh tranh khi vào TPP? Mang... lợn cắp nách đi cạnh tranh khi vào TPP?

VEPR dự báo ngành chăn nuôi Việt Nam chịu tác động tiêu cực nhất của TPP, còn đại diện Cục Chăn nuôi tin vẫn có nhiều sản phẩm có thể cạnh tranh, ví dụ như lợn cắp nách

10/08/2015