Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân kêu cứu vì lúa bị chết

Nông dân kêu cứu vì lúa bị chết
Ngày đăng: 16/06/2015

Vụ hè thu năm nay, nông dân Nguyễn Văn Tài ngụ xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự xuống giống 5 công. Sau hơn 1 tháng xuống giống, lúa bị chết mộng không lên được. Sau đó, ông Tài tiếp tục xuống giống 2 lần nữa nhưng lúa không lên đều, nhiều chỗ chết giống phải liên tục cấy dặm mà vẫn không mang lại hiệu quả. Ông Tài cho biết: “Tôi xuống giống tốn chi phí gấp đôi so với những ruộng lúa bình thường. Mỗi công đất tốn chi phí sản xuất gần 2 triệu đồng, trong khi bình thường chỉ tốn khoảng 1,2 triệu đồng. Đến khi thu hoạch đất bình thường thu được 3 triệu đồng/công, riêng đất tôi chỉ thu hoạch, được khoảng 600 ngàn đồng/công. Tôi làm lúa mùa nào cũng lỗ, nông dân thì không thể bỏ đất, mà làm cứ lỗ hoài”.

Theo Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Hồng Ngự, tình trạng lúa bị thiệt hại xảy ra cách đây khoảng 3 năm. Nguyên nhân do ảnh hưởng nước thải hầm cá liên tục nhiều vụ dẫn đến ngộ độc hữu cơ. Qua khảo sát của ngành chức năng vào ngày 5/6/2015, tại xã Long Khánh B có 6ha lúa khoảng 15 ngày tuổi bị thiệt hại, trong đó có 4,9ha lúa thiệt hại 100%, 1,1ha bị thiệt hại khoảng 20%; xã Long Khánh A có trên 1ha lúa đã bị thiệt hại khoảng 15%. Cụ thể, vụ hè thu năm rồi có khoảng 20ha lúa của 2 xã bị thiệt hại gần 100% diện tích xuống giống.

Theo quan sát, tiếp giáp với diện tích đất trồng lúa có hàng chục hầm nuôi cá tra và cá điêu hồng của các hộ dân. Bên cạnh đó, có 1 đường nước xả thải từ các hầm được đào song song với đường nước tiêu úng của người dân. Do vậy, khi nước thải hầm cá được xả tập trung, ít nhiều sẽ tràn lên lúa của nông dân gây thiệt hại nặng.

Nông dân Nguyễn Văn Lợi ngụ xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự bức xúc nói: “Lúa lúc nhỏ đã chết, lớn lên cũng chết nên bà con ở đây rất khổ khi làm vụ lúa hè thu. Nông dân ở đây sống nhờ 2 vụ lúa mà gặp thất thoát liên tục cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Ở đây, một số bà con sạ lúa hoài không lên đành bỏ đất trống, cỏ mọc lên um tùm. Chúng tôi rất mong chính quyền địa phương xem xét giúp đỡ người dân”.

Qua khảo sát, Trạm BVTV huyện Hồng Ngự nhận định nguyên nhân ban đầu lúa chết là do bị ngộ độc hữu cơ từ nước thải hầm cá. Mặt khác, các đường nước phục vụ trồng lúa tại khu vực này đã bị bồi lắng, do đó nông dân không đủ nước tưới cho lúa; 1 số diện tích nông dân phải khoan giếng để phục vụ bơm tưới và rửa đất ngộ độc nhưng vẫn không hiệu quả.

Trước đây, Chi cục BVTV tỉnh Đồng Tháp, Trạm BVTV huyện và địa phương đã có chuyến khảo sát lúa thiệt hại của 2 xã và đưa ra nguyên nhân, đồng thời chỉ ra hướng khắc phục là đầu tư đường nước tưới tiêu phục vụ trên 20ha lúa tại đây và vận động các hộ nuôi cá không xả nước thải trực tiếp xuống ruộng lúa.

Ông Trương Phi Như - Chủ tịch UBND xã Long Khánh B (huyện Hồng Ngự) cho biết, huyện đã khảo sát mặt bằng để thi công đường nước tưới, tuy nhiên kinh phí đầu tư khá lớn, hơn 1 tỷ đồng, trong khi diện tích phục vụ chỉ hơn 20ha nên giải pháp này phải gián đoạn. Địa phương sẽ vận động các hộ dân nơi đây chuyển sang trồng hoa màu, rút ngắn thời gian thu hoạch; phối hợp với lãnh đạo xã Long Khánh A tổ chức họp dân để có giải pháp vận động các hộ nuôi cá thống nhất nạo vét được nước thải hầm cá, không để tràn lên ruộng lúa, hài hòa lợi ích của 2 bên.

Nông dân Nguyễn Văn Tài ngụ xã Long Khánh A (huyện Hồng Ngự): “Tôi kiến nghị chính quyền địa phương sớm có biện pháp hỗ trợ đường nước sông dẫn vào ruộng để cải tạo đất. Nếu để nông dân sản xuất tự phát, sử dụng nước giếng, nước hầm nuôi cá tràn lên ruộng lúa tiếp tục thì thời gian tới nông dân ở đây bỏ hoang đất nhiều hơn”.


Có thể bạn quan tâm

Sò Huyết Giá Cao Sò Huyết Giá Cao

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc. Ông Thống là một trong những hộ dân đầu tiên nảy ra ý định nuôi sò trong đầm Thị Tường.

11/08/2014
Điểm Tựa Cho Ngư Dân Vươn Khơi, Bám Biển Điểm Tựa Cho Ngư Dân Vươn Khơi, Bám Biển

Hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ là chủ trương lớn, được Đảng, Nhà nước quan tâm. Đây là điểm tựa để ngư dân và các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đóng tàu cá vỏ sắt, công suất lớn, trang bị phương tiện đánh bắt hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiếp tục vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc...

11/08/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Nghề Nuôi Hàu Thái Bình Dương Hiệu Quả Bước Đầu Nghề Nuôi Hàu Thái Bình Dương

Sau khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi, ông Tể đã cải tạo 4 ô lồng nuôi cá để thả 370 dây hàu, mỗi dây có 20 vỏ hàu, mỗi vỏ 17-20 con hàu giống với hình thức nuôi giàn bè và treo dây trên biển. Sau 10 tháng nuôi, lứa hàu đầu tiên của ông đạt 4-5 con/kg, thu hoạch được 0,8 tấn hàu thương phẩm. Sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông lãi hơn 40 triệu đồng.

11/08/2014
Chuyển Đổi Ruộng Đất Ở Xã Vĩnh Quang Chuyển Đổi Ruộng Đất Ở Xã Vĩnh Quang

Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, tính chất đất chênh lệch (đất cồn cao, sâu trũng còn nhiều)... khó khăn cho công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây trồng tập trung và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.

11/08/2014
Xuất Khẩu Tôm Được Kỳ Vọng Cao Xuất Khẩu Tôm Được Kỳ Vọng Cao

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuát khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy, trong quý II/2014, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm sang các thị trường ước đạt 992,7 triệu USD, tăng 46,4% so với quý II/2013. Tính chung 6 tháng đầu năm, con số này ước đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.

11/08/2014