Nông Dân Huyện U Minh Phát Triển Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng

Hiện nay, mô hình nuôi rắn ri tượng ở huyện U Minh (Cà Mau) ngày càng phổ biến. Đây không chỉ là loài vật dễ nuôi mà còn đem lại nguồn thu nhập kinh tế cao cho nhiều nông hộ.
Rắn ri tượng có thể nuôi trong can nhựa, bể xi măng hoặc trong lu, khạp. Không cần không gian rộng, mỗi hộ có thể nuôi vài chục con rắn là bình thường. Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương như nhái, cá tạp, nếu cung cấp đủ thức ăn, thì một năm rắn đạt đến trọng lượng 1 kg. Thời gian gần đây, do nhu cầu mở rộng mô hình, rắn giống khan hiếm nên một số hộ nuôi rắn sinh sản, thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm. Riêng đối với rắn thịt bán ra thị trường có giá trung bình từ 400.000 đến 500.000 đồng/kg, có những thời điểm giá rắn đạt ngưỡng 800.000 đồng/kg.
Hiền tính, dễ nuôi, phù hợp với điều kiện ở địa phương nên rắn ri tượng là loài động vật đang được người dân trong huyện U Minh lựa chọn để tạo thêm nguồn thu nhập, có không ít hộ giàu lên từ loài vật nuôi này. Hiện nay một số địa phương cũng hình thành tổ nuôi rắn, với quy mô hàng chục hộ liên kết nhau, số lượng rắn lên đến vài trăm con. Việc thành lập tổ nuôi rắn còn giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm và dễ tìm đầu ra với số lượng lớn, giúp người nuôi an tâm.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây 20 năm khi thấy những cây chắn gió quanh bờ lô cà phê lên tốt, anh Nguyễn Ngọc Nghĩa đã tận dụng trồng xen hồ tiêu, mỗi năm cho thu thêm trên 1 tỷ đồng

Tận dụng địa hình đồi dốc phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của gà đồi, xã Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội từng bước xây dựng chuỗi chăn nuôi gà đồi

Đỗ Xuân Đại đã gây dựng mô hình trồng rau quả an toàn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho bản thân và nhiều hộ dân trong vùng.

Từ năm 2003 đến nay Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Xuân Hương, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) trồng rau theo công nghệ cao, trong nhà kính, nhà có mái che

Chàng trai 34 tuổi, Trần Trường Nhân ở ấp 6 xã Tân Thành, TP Cà Mau khởi nghiệp thành công với mô hình sản xuất nấm linh chi mỗi năm thu lãi trên 150 triệu đồng