Nông Dân Huyện U Minh Hướng Đến Mô Hình Nuôi Vịt An Toàn Sinh Học

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm trong thời gian qua, nông dân huyện U Minh (Cà Mau) đang hướng đến mô hình nuôi vịt an toàn sinh học.
Thực tế đã qua, mô hình này mở ra triển vọng trong việc khôi phục đàn gia cầm và mang đến lợi ích kinh tế cho nhà nông.
Để thực hiện mô hình, các hộ nông dân được tập huấn, nắm bắt phương pháp và qui trình nuôi từ khâu chăm sóc vịt lúc còn nhỏ, xây dựng chuồng trại, phòng ngừa dịch bệnh, nên tỷ lệ vịt hao hụt thấp, phần lớn hộ nuôi đạt tỷ lệ đến 98%.
Mô hình trên còn có lợi thế là chi phí đầu tư ban đầu không cao, nên nông dân sẽ dễ dàng tiếp cận. Hiện nay, huyện U Minh đã có hàng chục hộ thực hiện mô hình. Sau một lứa vịt nuôi khoảng 65 ngày có hộ thu lợi hơn 10 triệu đồng.
Một trong những lợi thế của mô hình nuôi vịt an toàn sinh học thời gian qua là giúp người chăn nuôi được tiếp cận với qui trình sản xuất mới, khoa học, quản lý tại hộ gia đình, khắc phục tình trạng nuôi nhỏ lẻ khó kiểm soát như trước đây.
Có thể bạn quan tâm

Một kg cà chua đen bán tại vườn có giá 50.000 đồng, thậm chí lên tới gần 200.000 đồng khi đến tay người tiêu dùng, khiến các nhà vườn hào hứng trồng.

Thời gian qua, bằng những cách làm khác nhau, nông dân tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều mô hình, sáng kiến hay trong việc bảo đảm nguồn thức ăn cho gia súc, từng bước vượt qua những khó khăn do hạn hán kéo dài, tiếp tục ổn định đời sống, sản xuất và chăn nuôi hiệu quả.

Quy hoạch vùng mía tập trung đến năm 2015, Quảng Ngãi phấn đấu đạt diện tích ổn định khoảng 9.000ha, sản lượng mía cây đạt 600-700 nghìn tấn/năm. Thế nhưng dù từng là vùng đất mía, diện tích QH mía của tỉnh không những không đạt mà còn giảm.
UBND TP.Hội An vừa phê duyệt phương án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020 với tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3 tỷ đồng, trong đó hơn 1,8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, số còn lại từ nguồn xã hội hóa và nguồn đối ứng của người dân.

Chất lượng kém, khiến muối Sa Huỳnh mất khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, cuộc sống của diêm dân cũng lao đao. Dù thực trạng này đã lặp lại nhiều năm nay nhưng đến giờ nó vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, triệt để…