Nông Dân Huyện Mỹ Xuyên Thu Hoạch Dứt Điểm Diện Tích Lúa Trên Nền Tôm Ở Sóc Trăng

Năm 2012, diện tích tôm nuôi của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) bị thiệt hại trên 8.600 ha, chiếm 49,6%, vì thiếu vốn nên nông dân khó có thể lấp lúa trên nền tôm. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hộ nuôi tôm sú bị thiệt hại, kết hợp vốn hỗ trợ sản xuất chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã hỗ trợ giống lúa đặc sản ST5 cho tất cả hộ nghèo và hộ cận nghèo ở các xã vùng tôm lúa của huyện. Do đó, vụ lúa mùa 2012 – 2013, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên đã xuống giống được 11.145 ha, trong đó có hơn 75% nông dân sử dụng giống lúa ST, vì giống lúa này phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.
Ngay từ đầu vụ, UBND huyện Mỹ Xuyên đã chỉ đạo cho UBND các xã - thị trấn, kết hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật tập huấn khoa học kỹ thuật, hướng dẫn bà con nông dân chấp hành theo lịch thời vụ, áp dụng biện pháp “Ba giảm ba tăng” nên lúa vụ này phát triển tốt. Đến nay nông dân đã thu hoạch dứt điểm diện tích, nhờ thời tiết khô ráo, nên việc thu hoạch lúa của nông dân khá thuận lợi, năng suất bình quân khoảng 5,5 tấn/ha. Tuy nhiên giá lúa năm nay giảm so cùng kỳ nên nông dân có lãi không nhiều. Sau khi thu hoạch xong, UBND các xã vùng tôm - lúa có kế hoạch chỉ đạo bà con tiến hành cải tạo đất, chuẩn bị cho mùa vụ nuôi tôm sú năm 2013.
Ông Lâm Văn Long - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, hiện nay điều kiện thời tiết, môi trường ao nuôi chưa ổn định, độ mặn trên các sông còn thấp, do đó bà con không nên nóng vội, đến khi có lịch thời vụ mới được thả nuôi. Mô hình sản xuất của huyện Mỹ Xuyên trong những năm gần đây khá đa dạng, nông dân có thể nuôi tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng kết hợp trồng lúa, trồng màu trên đất bờ bao. Hy vọng trong thời gian tới mô hình sản xuất đa canh này sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, giúp tăng thu nhập cho nông dân".
Có thể bạn quan tâm

Đâu là nguyên nhân Mặc dù công tác TRTT được tỉnh Đác Nông triển khai ngay từ đầu năm 2014, nhưng đến hết tháng 10-2014, toàn tỉnh mới chỉ có bốn dự án của bốn chủ đầu tư được UBND tỉnh phê duyệt phương án TRTT với tổng diện tích là 45,26 ha.

Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Chàng (Như Xuân) hiện quản lý, sử dụng được giao quản lý: 8.250,3 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Ban quản lý đã thường xuyên tuyên truyền, tăng cường kiểm tra, truy quét nhằm ngăn chặn các vụ việc phát sinh; sắp xếp, bổ sung và kiện toàn lực lượng phù hợp với thực tế của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng.

Chủ trương trên đã giúp nhiều địa phương hình thành và phát triển được các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, như: Vùng lúa thâm canh, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; vùng sản xuất rau an toàn; trang trại tập trung; nuôi trồng thủy sản... cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.

Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thương hiệu gạo quốc gia theo hướng xây dựng và phát triển thương hiệu ở cả ba cấp độ: quốc gia, vùng và địa phương. Đến thời điểm này, đây là việc không thể trì hoãn.

Bước vào vụ nuôi xuân hè năm 2015, nông dân ở các huyện vùng triều đã tập trung cải tạo ao, đầm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật từ trước Tết Nguyên đán. Vụ nuôi tôm này, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu đến 30 triệu con tôm sú trên diện tích khoảng 400 ha.