Nông Dân Huyện Mỹ Xuyên Thu Hoạch Dứt Điểm Diện Tích Lúa Trên Nền Tôm Ở Sóc Trăng

Năm 2012, diện tích tôm nuôi của huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) bị thiệt hại trên 8.600 ha, chiếm 49,6%, vì thiếu vốn nên nông dân khó có thể lấp lúa trên nền tôm. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hộ nuôi tôm sú bị thiệt hại, kết hợp vốn hỗ trợ sản xuất chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện đã hỗ trợ giống lúa đặc sản ST5 cho tất cả hộ nghèo và hộ cận nghèo ở các xã vùng tôm lúa của huyện. Do đó, vụ lúa mùa 2012 – 2013, nông dân các xã vùng tôm - lúa của huyện Mỹ Xuyên đã xuống giống được 11.145 ha, trong đó có hơn 75% nông dân sử dụng giống lúa ST, vì giống lúa này phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.
Ngay từ đầu vụ, UBND huyện Mỹ Xuyên đã chỉ đạo cho UBND các xã - thị trấn, kết hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật tập huấn khoa học kỹ thuật, hướng dẫn bà con nông dân chấp hành theo lịch thời vụ, áp dụng biện pháp “Ba giảm ba tăng” nên lúa vụ này phát triển tốt. Đến nay nông dân đã thu hoạch dứt điểm diện tích, nhờ thời tiết khô ráo, nên việc thu hoạch lúa của nông dân khá thuận lợi, năng suất bình quân khoảng 5,5 tấn/ha. Tuy nhiên giá lúa năm nay giảm so cùng kỳ nên nông dân có lãi không nhiều. Sau khi thu hoạch xong, UBND các xã vùng tôm - lúa có kế hoạch chỉ đạo bà con tiến hành cải tạo đất, chuẩn bị cho mùa vụ nuôi tôm sú năm 2013.
Ông Lâm Văn Long - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: "Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, hiện nay điều kiện thời tiết, môi trường ao nuôi chưa ổn định, độ mặn trên các sông còn thấp, do đó bà con không nên nóng vội, đến khi có lịch thời vụ mới được thả nuôi. Mô hình sản xuất của huyện Mỹ Xuyên trong những năm gần đây khá đa dạng, nông dân có thể nuôi tôm sú, tôm càng xanh, tôm thẻ chân trắng kết hợp trồng lúa, trồng màu trên đất bờ bao. Hy vọng trong thời gian tới mô hình sản xuất đa canh này sẽ góp phần đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, giúp tăng thu nhập cho nông dân".
Có thể bạn quan tâm

Nhờ mạnh dạn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng mà thời gian qua bộ mặt huyện Phụng Hiệp đã được cải thiện rõ rệt, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định hỗ trợ 284,5 tỷ đồng cho Hà Tĩnh và 18 địa phương khác từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2015 để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân năm 2014 - 2015 và vụ Hè Thu năm 2015.

Nhận thức được vai trò quan trọng của khoa học kỹ thuật đối với sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, BTV Hội Nông dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân đẩy mạnh công tác dạy nghề, tập huấn, hướng dẫn KHKT cho hội viên, nông dân.

Kết luận từ các cuộc làm việc của Đoàn giám sát HĐND tỉnh tại các ngân hàng vừa qua đều khẳng định, công tác cải cách hành chính đã thực sự được quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, với thủ tục vay vốn tín dụng, khách hàng đang chờ đợi sự cải thiện nhiều hơn nữa.

Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vừa tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011-2015 và vinh các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình.