Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Huyện Lai Vung Rủ Nhau Bỏ Lúa, Trồng Quýt Đường

Nông Dân Huyện Lai Vung Rủ Nhau Bỏ Lúa, Trồng Quýt Đường
Ngày đăng: 24/07/2014

Mặc dù mới được nhà vườn ở Lai Vung (Đồng Tháp) trồng vài năm gần đây nhưng diện tích quýt đường của huyện đang tăng đột biến và chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện, diện tích quýt đường trên địa bàn hiện ước khoảng 1.200ha, trong khi cuối năm 2012 diện tích chưa tới 300ha.

Cây có múi là thế mạnh riêng của huyện Lai Vung, nhưng với diện tích quýt đường phát triển mạnh và bộc phát như hiện nay thì các ngành chức năng và địa phương cần bắt tay vào cuộc.

Theo Phòng NN&PTNT huyện, nguyên nhân dẫn đến diện tích quýt đường tăng đột biến trong thời gian qua là do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do ưu thế kinh tế so với lúa, màu, một số loại cây ăn trái khác. Khoảng 2 năm trở lại đây, quýt đường liên tục giữ mức giá cao, trung bình từ 18 - 35 nghìn đồng/kg.

Với mức giá này, bà con nông dân lãi cao gấp nhiều lần so với nhiều cây trồng khác. Bên cạnh đó, gần đây nhiều nhà vườn cho biết, thương lái đến tận vườn để đặt hàng trước một năm do thiếu nguồn cung nên nông dân đã rủ nhau đầu tư trồng quýt đường để “đổi vận”.

Nhà vườn Huỳnh Thị Tuyết Mai ngụ xã Tân Hòa, huyện Lai Vung cho biết: “2 năm trở lại đây, nhờ cải tạo gần 1ha vườn tạp chuyển sang trồng quýt đường nên thu nhập của gia đình tôi được cải thiện rất nhiều. Sắp tới, gia đình định làm liếp trồng thêm quýt đường. Theo tôi, so với quýt hồng thì quýt đường dễ xử lý cho trái hơn, đặc biệt có thể cho trái quanh năm...”.

Diện tích trồng quýt đường tăng nhưng một số loại cây trồng khác lại giảm, trong đó, có quýt hồng. Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện, diện tích trồng quýt hồng trong huyện hiện nay khoảng 1.115ha. Tuy nhiên, trên thực tế, diện tích quýt hồng đã giảm đáng kể.

Những năm gần đây, một số diện tích trồng quýt hồng có hiện tượng chết cây rải rác không rõ nguyên nhân và ngay sau đó, nhà vườn đã cho trồng thay bằng cây quýt đường. Đây cũng là thách thức lớn đặt ra cho ngành nông nghiệp huyện Lai Vung khi chủ trương của huyện là tăng diện tích trồng quýt hồng.

Theo bà Trương Thị Nên, Phó Chủ tịch UBND huyện Lai Vung, giá quýt đường vẫn đang giữ mức cao. Tuy nhiên, với diện tích quýt đường bùng phát như hiện tại, thì trong thời gian tới thị trường TP.Hồ Chí Minh sẽ không tiêu thụ hết sản lượng quýt đường của huyện.

Trong khi đó, cây quýt đường là loại cây dễ trồng, có thể cho trái quanh năm và phù hợp với nhiều vùng thổ nhưỡng... Vì vậy hiện nay, không riêng ở huyện Lai Vung phát triển cây quýt đường mà các địa phương khác trong tỉnh, các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ cũng đang đẩy nhanh diện tích trồng quýt đường.

Trong thời gian tới, quýt đường của huyện Lai Vung có nguy cơ sẽ bị cạnh tranh với nhiều khu vực khác. Sắp tới, huyện sẽ vận động, tuyên truyền cho người dân biết chủ trương của huyện là không chuyển diện tích trồng lúa nước theo qui hoạch về quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, huyện cũng vận động người dân giữ lại diện tích trồng quýt hồng vì hiện tại quýt hồng là sản phẩm đặc sản riêng của huyện Lai Vung đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận cũng như được chứng nhận VietGap. Mặt khác, với diện tích trồng quýt đường lớn như hiện nay, huyện sẽ tìm kiếm nhà đầu tư và mở rộng thị trường ra các tỉnh phía Bắc.

Hiện tại, hai doanh nghiệp ở Hà Nội đã đặt vấn đề hợp tác mua quýt đường của huyện. Tuy nhiên, do nhà vườn vẫn chưa quen với cách phân loại hàng theo yêu cầu của doanh nghiệp nên việc liên kết tiêu thụ quýt đường vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Thời gian tới, huyện cũng định hướng nông dân sản xuất theo qui trình an toàn cũng như làm quen dần với cách bán hàng cho doanh nghiệp... để sản phẩm quýt đường của Lai Vung có thể bán được ở nhiều thị trường, tránh trường hợp “ứ hàng - dội chợ” cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Khởi sắc nông thôn mới xứ Nghệ Khởi sắc nông thôn mới xứ Nghệ

Nhờ đẩy mạnh truyền thông, kịp thời tháo gỡ khó khăn nên đến nay, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Nghệ An đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, doanh nghiệp.

05/10/2015
Dựa vào dân để phát triển rừng Dựa vào dân để phát triển rừng

“Con đường để bảo vệ và phát triển vốn rừng tốt nhất, bền vững nhất là phải dựa vào người dân” - ông Nguyễn Văn Bừng – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thuận Châu (Sơn La) nói.

05/10/2015
Dựng lều chõng để canh ngô Dựng lều chõng để canh ngô

Một năm một vụ ngô và cả chi tiêu của gia đình đều trông vào vụ ngô đó. Giá ngô hiện tại khoảng 5.000 đồng/kg, nhà nào thu được 1 tấn ngô đã là nhiều, quy ra tiền cũng chỉ 5 triệu đồng. Khó có thể nói số tiền đó đủ để chi tiêu trong một năm.

05/10/2015
Trúng cá ngừ đại dương cuối vụ Trúng cá ngừ đại dương cuối vụ

Những ngày qua, hầu hết tàu câu cá ngừ đại dương đánh bắt xa bờ trong tháng 9-2015 về cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đều “trúng” lớn.

05/10/2015
Sốt cau non bán sang Trung Quốc Sốt cau non bán sang Trung Quốc

Tại các tỉnh Khánh Hòa và Bình Định, thương lái đang ồ ạt thu mua cau non với giá cao rồi bán sang Trung Quốc

05/10/2015