Nông Dân Huyện Krông Pa Được Mùa Mì Năng Suất Cao

Những ngày này, nông dân tại các xã của huyện Krông Pa (Gia Lai) đang tập trung thuê lao động cho vụ thu hoạch mì, vui hơn khi mùa vụ năm nay năng suất cây mì cho sản lượng cao hơn, mỗi ha mì cho thu hoạch 22 tấn, cao hơn vụ trước 2 tấn/ha. Với diện tích gần 9.500 ha mì gieo trồng trong vụ Đông Xuân, Krông Pa là địa phương có diện tích và sản lượng mì lớn nhất tỉnh.
Ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Krông Pa cho biết: Năm nay bà con nông dân vui mừng hơn khi vụ mì năm nay cho năng suất cao, hiện giá mì tươi được thương lái mua 1.800 đồng/kg nếu đạt trữ lượng tinh bột từ 29% đến 30%. Hiện thời tiết đang thuận lợi để người dân thu hoạch, phơi khô. Riêng diện tích mì, bắp với trên 800 ha bị ngập trong cơn lũ vừa qua cũng đã được người dân thu hoạch nên thiệt hại là không đáng kể.
Về dịch lở mồm, long móng phát hiện tại các xã thuộc huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên giáp ranh với xã Krông Năng của tỉnh Gia Lai vẫn đang được bộ phận chuyên môn theo dõi, mỗi ngày tổ phòng dịch túc trực tại xã thường xuyên phun thuốc diệt khuẩn đối với các phương tiện qua lại và hướng dẫn người dân cách phát hiện, phòng bệnh cho đàn gia súc của mình. Đến nay, đàn gia súc trên địa bàn huyện Krông Pa vẫn chưa phát hiện dịch bệnh này-ông Duyên nói.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 29/11/2013, tại ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu (Trung tâm) kết hợp với Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học (GIZ) tỉnh Bạc Liêu (Dự án GIZ Bạc Liêu) đã tổ chức tổng kết lớp tập huấn canh tác dưa hấu trong khuôn khổ lớp tập huấn lúa - màu (lúa - dưa hấu).

Thăm vườn dừa xiêm lùn tươi tốt rộng gần 1 hécta của ông Trần Văn Nhẫn, ấp 2, xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bắt đầu cho thu hoạch, nhiều người không khỏi trầm trồ khen ngợi vì đây vốn là vùng đất ngập mặn bị bỏ hoang do canh tác không hiệu quả. Trong vườn có ao nuôi cá, có nhà thủy tạ nghỉ mát.

Các doanh nghiệp (DN) chế biến tôm, nếu muốn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất và phải ký hợp đồng mua tôm nguyên liệu có sự chứng nhận của cơ quan quản lý nhà nước.

Chủ trương của tỉnh là xây dựng thương hiệu mạnh cho con cá thát lát Hậu Giang, từ đó mà dự án “Xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận cá thát lát Hậu Giang dùng cho sản phẩm cá thát lát của tỉnh Hậu Giang” được triển khai thực hiện.

Nuôi thủy sản là một trong những lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa ở các xã ngoại thành. Tuy nhiên, vào mùa mưa, mực nước dâng cao, gây nguy cơ tràn bờ, thất thoát tôm, cá. Vì vậy, người sản xuất cần chủ động các biện pháp đối phó để nguồn lợi này phát triển bền vững, hiệu quả.