Nông Dân Huyện Chợ Gạo Tích Cực Phòng Bệnh Trên Cây Thanh Long

Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.
Tại xã Quơn Long có trên 900 ha thanh long, hiện nay bệnh đốm trắng xuất hiện chủ yếu tại 4 ấp Quang Ninh, Quang Khương, Quang Phú, Long Hòa. Bà con nông dân trong xã chủ động thực hiện theo hướng dẫn của ngành chức năng khuyến cáo như vệ sinh vườn, cắt tỉa bỏ và tiêu hủy cành, nụ, bông, trái bị nhiễm bệnh, phun sát trùng vết thương bằng nhóm thuốc gốc đồng, bón vôi cho toàn bộ vườn, chăm sóc vườn cây trong điều kiện mùa mưa... đã mang lại một số kết quả ban đầu.
Ông Huỳnh Văn Quang - ấp Quang Ninh xã Quơn Long trồng 1 ha thanh long, thời gian qua bệnh đốm trắng xuất hiện trên vườn khá nhiều, ông đã tích cực áp dụng theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp huyện, sử dụng nhóm thuốc gốc đồng sát trùng vết thương, vệ sinh vườn bằng cách cắt bỏ cành, bông, nụ, trái bị bệnh đem ra khỏi vườn tiêu hủy, hiện dịch bệnh có dấu hiệu chững lại.
Mặc dù có rất nhiều khuyến cáo của ngành Bảo vệ thực vật và địa phương trong việc quản lý bệnh đốm trắng trên cây thanh long, nhưng chưa mang lại kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, việc một số hộ nông dân vệ sinh vườn thanh long, cắt tỉa cành bị nhiễm bệnh, nhưng không tiêu hủy bằng cách chôn sâu và đốt cành mà bỏ trên mặt liếp hoặc quăng xuống mương nước, đây là nguy cơ để mầm bệnh dễ lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Bà Lê Thị Thanh Hương – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) cho biết như vậy tại buổi họp báo ngày 19.10 về Festival Nông nghiệp 2015. Theo bà Hương: Hiện tại, hệ thống kho chứa bảo quản lúa, gạo đã có khối lượng lớn.

Xã Bình Giang từng là địa phương nghèo nhất nhì của vùng cát trắng Thăng Bình (Quảng Nam). Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Giang đã ra khỏi danh sách xã nghèo với những bước chuyển mình ngoạn mục.

Từ một người phụ nữ không biết chữ, chị Trần Thị Bé, ở thôn Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã trở thành một nữ “đại gia” với việc sở hữu tới trên 1.000 con lợn.

Mất đất, mất kế sinh nhai, thế nhưng nhờ được hỗ trợ học nghề, người dân phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) vẫn tìm được việc làm với thu nhập khá.

Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia khẳng định, nuôi tôm theo VietGAP đảm bảo tiêu chí “4 an” là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội.