Nông Dân Huyện Chợ Gạo Tích Cực Phòng Bệnh Trên Cây Thanh Long

Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.
Tại xã Quơn Long có trên 900 ha thanh long, hiện nay bệnh đốm trắng xuất hiện chủ yếu tại 4 ấp Quang Ninh, Quang Khương, Quang Phú, Long Hòa. Bà con nông dân trong xã chủ động thực hiện theo hướng dẫn của ngành chức năng khuyến cáo như vệ sinh vườn, cắt tỉa bỏ và tiêu hủy cành, nụ, bông, trái bị nhiễm bệnh, phun sát trùng vết thương bằng nhóm thuốc gốc đồng, bón vôi cho toàn bộ vườn, chăm sóc vườn cây trong điều kiện mùa mưa... đã mang lại một số kết quả ban đầu.
Ông Huỳnh Văn Quang - ấp Quang Ninh xã Quơn Long trồng 1 ha thanh long, thời gian qua bệnh đốm trắng xuất hiện trên vườn khá nhiều, ông đã tích cực áp dụng theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp huyện, sử dụng nhóm thuốc gốc đồng sát trùng vết thương, vệ sinh vườn bằng cách cắt bỏ cành, bông, nụ, trái bị bệnh đem ra khỏi vườn tiêu hủy, hiện dịch bệnh có dấu hiệu chững lại.
Mặc dù có rất nhiều khuyến cáo của ngành Bảo vệ thực vật và địa phương trong việc quản lý bệnh đốm trắng trên cây thanh long, nhưng chưa mang lại kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, việc một số hộ nông dân vệ sinh vườn thanh long, cắt tỉa cành bị nhiễm bệnh, nhưng không tiêu hủy bằng cách chôn sâu và đốt cành mà bỏ trên mặt liếp hoặc quăng xuống mương nước, đây là nguy cơ để mầm bệnh dễ lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Xã Hải Thanh và Hải Bình (Tĩnh Gia – Thanh Hóa) có hơn 10 hộ nuôi cá lồng. Từ 3 ngày qua, các hộ nuôi cá lồng ven hai bờ sông Kênh Than, đoạn chảy qua hai xã trên, đau xót khi hàng tỷ đồng tiền cá mất trắng sau một đêm.

Đã hết 7 tháng của năm 2013 nhưng ngành cá tra vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi xuất khẩu giảm, người chăn nuôi lỗ. Thực trạng này đòi hỏi nhà nước phải có chính sách và quy hoạch phù hợp.

Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi; phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã mở ra hướng chăn nuôi mới theo hướng phát triển bền vững.

Sáng 26-7, Sở Khoa học – Công nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội đồng nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, do kỹ sư Trần Thị Hiến, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện.

Anh Lê Đình Bắc quê ở Bình Dương, từng là công nhân cao su có thâm niên gần 20 năm. Với mong muốn phát triển kinh tế độc lập, nhưng do thiếu vốn, đất đai ở quê nhà lại đắt đỏ, nên cách đây 7 năm, anh quyết định lên Dak Lak và chọn vùng đất triền đồi thôn 1, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) để định cư và thực hiện ý tưởng của mình.