Nông Dân Huyện Chợ Gạo Tích Cực Phòng Bệnh Trên Cây Thanh Long

Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.
Tại xã Quơn Long có trên 900 ha thanh long, hiện nay bệnh đốm trắng xuất hiện chủ yếu tại 4 ấp Quang Ninh, Quang Khương, Quang Phú, Long Hòa. Bà con nông dân trong xã chủ động thực hiện theo hướng dẫn của ngành chức năng khuyến cáo như vệ sinh vườn, cắt tỉa bỏ và tiêu hủy cành, nụ, bông, trái bị nhiễm bệnh, phun sát trùng vết thương bằng nhóm thuốc gốc đồng, bón vôi cho toàn bộ vườn, chăm sóc vườn cây trong điều kiện mùa mưa... đã mang lại một số kết quả ban đầu.
Ông Huỳnh Văn Quang - ấp Quang Ninh xã Quơn Long trồng 1 ha thanh long, thời gian qua bệnh đốm trắng xuất hiện trên vườn khá nhiều, ông đã tích cực áp dụng theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp huyện, sử dụng nhóm thuốc gốc đồng sát trùng vết thương, vệ sinh vườn bằng cách cắt bỏ cành, bông, nụ, trái bị bệnh đem ra khỏi vườn tiêu hủy, hiện dịch bệnh có dấu hiệu chững lại.
Mặc dù có rất nhiều khuyến cáo của ngành Bảo vệ thực vật và địa phương trong việc quản lý bệnh đốm trắng trên cây thanh long, nhưng chưa mang lại kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, việc một số hộ nông dân vệ sinh vườn thanh long, cắt tỉa cành bị nhiễm bệnh, nhưng không tiêu hủy bằng cách chôn sâu và đốt cành mà bỏ trên mặt liếp hoặc quăng xuống mương nước, đây là nguy cơ để mầm bệnh dễ lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu giúp các hộ chăn nuôi giảm tỷ lệ tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng, giảm chi phí thức ăn khoảng 10-15%, từ đó nâng cao giá trị sản xuất trong chăn nuôi lợn, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với trạm khuyến nông các huyện Hoằng Hóa, Đông Sơn, Vĩnh Lộc, tổ chức thực hiện mô hình chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn lên men lỏng, tại 46 hộ thuộc 3 huyện trên, với quy mô 5-10 con/hộ.

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành, tỉnh Long An đã thu hoạch xong 2.780ha tôm, đạt hơn 80% diện tích nuôi. Nông dân lãi từ 250 đến 350 triệu đồng/ha, có hộ lãi hơn 500 triệu đồng/ha.

Ngày 31-7 giá tiêu trung bình tại các tỉnh Tây nguyên và Đông Nam bộ đã lên mức 187.000-188.000 đồng/kg trong khi giá bán tại các hộ bảo quản tốt, độ ẩm dưới 12% là 200.000 đồng/kg.

Quang Bình là một huyện có các tiềm năng lợi thế về đất đai, lực lượng lao động dồi dào để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Huyện có 2 tuyến đường quan trọng, đó là Quốc lộ 279 và Tỉnh lộ 183 chạy qua, nối từ Quốc lộ 2 với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái.

Cua đồng có giá trị dinh dưỡng cao, là món ăn phổ biến dân dã. Hiện nay, do khai thác quá mức và không có ý thức bảo vệ, tái tạo nên cua đồng trong tự nhiên ngày càng khan hiếm.