Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Học Nghề... Trồng Lúa

Nông Dân Học Nghề... Trồng Lúa
Ngày đăng: 16/06/2012

Dạy cho chính những người nông dân thực thụ cách trồng lúa đúng quy trình, chăm sóc lúa đúng cách... Đó là hình thức dạy nghề tại chỗ rất hiệu quả cho bà con nông dân ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

Học để tăng năng suất

Trước nhu cầu muốn thay đổi giống lúa cũ cho năng suất thấp bằng giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ việc làm TP.Hà Nội phối hợp với Hội Nông dân xã Lệ Chi tổ chức 1 lớp đào tạo nghề trồng lúa cho 32 hội viên nông dân.

Niềm vui được mùa của nông dân Lệ Chi.

Lớp học diễn ra chỉ trong 3 tháng, nhưng thu hút đông đảo học viên tham gia. Anh Phạm Thế Học (thôn Sen Hồ, xã Lệ Chi) cho biết: "Khi được giảng viên của Viện Nghiên cứu lúa trực tiếp giảng dạy thì chúng tôi mới nhận ra rằng để lúa cho năng suất cao thì phải áp dụng đúng quy trình trồng và chăm sóc theo từng thời kỳ cụ thể".

Đồng suy nghĩ với anh Học, anh Nguyễn Văn Sáng, học viên tham gia lớp học chia sẻ: "Tham gia lớp học tôi học được cách chăm sóc, bón phân cân đối, đúng tỉ lệ nên sâu bệnh giảm đi đáng kể. Đặc biệt, khi khóa học kết thúc, chúng tôi được hỗ trợ để trồng thử nghiệm các giống lúa mới chất lượng cao như Huyết rồng (Nam Bộ), Hương việt 3 (Bắc Bộ), ST19 (Sóc Trăng)… thấy vậy tôi đăng ký ngay".

Bà Nguyễn Thị Tư - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lệ Chi cho biết: "Năm 2011, phối hợp Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ việc làm TP.Hà Nội, chúng tôi đã tổ chức đuợc 2 lớp đào tạo nghề chăn nuôi thú y và trồng trọt. Kết quả đã cấp chứng chỉ nghề cho 64 hội viên nông dân".

Hỗ trợ "hậu lớp học"

Để tiếp sức cho nông dân trong việc gia tăng sản xuất, vụ lúa chiêm xuân vừa qua, phòng kinh tế huyện Gia Lâm phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tổ chức trồng thử nghiệm giống lúa mới Huyết rồng tại xã Lệ Chi với diện tích ban đầu là 2ha.

Anh Nguyễn Văn Sáng phấn khởi nói: "Gia đình tôi đã mạnh dạn đăng ký và đưa vào trồng thử nghiệm trên 3 sào ruộng từ cuối tháng 2.2012, đến nay đã chuẩn bị cho thu hoạch, ước tính bình quân thu được 2,5 - 3 tạ/sào". Anh cho biết thêm vụ mùa tới đây gia đình anh sẽ trồng toàn bộ giống lúa Huyết rồng này trên diện tích đất canh tác của gia đình.

"Năm 2012, Hội Nông dân TP. Hà Nội tiến hành tổ chức đào tạo nghề cho 30.000 lao động cho khu vực nông thôn với trên 20 huyện thị, bình quân mỗi huyện sẽ tổ chức từ 35 - 40 lớp".

TS Vũ Hồng Quảng - Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu lúa - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết: "Giống lúa Huyết rồng (Nam Bộ) và Hương việt 3 (Bắc Bộ) với chất lượng gạo dẻo và thơm, do vậy nhu cầu của thị trường là rất lớn. Ngoài ra, những giống lúa này còn có khả năng chống chịu hạn rất cao, không kén đất, cây cứng, đẻ khỏe, chống sâu bệnh rất tốt… rất thích hợp để trồng ở những vùng ngoại thành Hà Nội như Lệ Chi".

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Tư - Chủ tịch Hội Nông dân xã Lệ Chi nói: "Để chuẩn bị cho vụ mùa tới đây nông dân đã đăng ký trên 300kg lúa giống nhưng lại không có lúa giống đáp ứng cho bà con." Tìm hiểu về vấn đề này, qua trao đổi với TS Vũ Hồng Quảng, chúng tôi được biết, do đang trong quá trình thử nghiệm nên Viện không chủ động được số lượng lúa giống nhiều như vậy, nhưng Viện sẽ cử chuyên gia về địa phương để hướng dẫn bà con lấy lúa giống từ chính những thửa ruộng đã trồng thử nghiệm từ vụ chiêm xuân để làm lúa giống cho vụ mùa kế tiếp.

Có thể bạn quan tâm

Sẽ Siết Chặt Quản Lý Giống Cá Tra Trong Năm 2015 Sẽ Siết Chặt Quản Lý Giống Cá Tra Trong Năm 2015

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2014, vùng ĐBSCL có hơn 230 cơ sở sản xuất cá tra giống, trên 4.000 hộ ương dưỡng với diện tích hơn 2.250ha, sản lượng sản xuất được hơn 2,0 tỷ con cá giống. Ngoài ra, tính đến nay, tổng số cá tra bố mẹ chất lượng cao do viện II cung cấp cho các tỉnh đạt 105.423 con tuy nhiên tỷ lệ hao hụt khá cao lên đến 22%, một số địa phương tỷ lệ thất thoát cao như Vĩnh Long, An Giang.

31/01/2015
Hấp Dẫn Gà “Tiến Vua” Hấp Dẫn Gà “Tiến Vua”

“Gà “tiến vua”có đôi chân rất to, sần sùi, da đỏ hồng, dáng vẻ oai vệ, khi trưởng thành gà trống có thể nặng đến 4,5kg. Đây là giống gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) thường được dùng để “tiến vua” ngày xưa” - ông Nguyễn Văn Bộ (ấp Hà Bao 1, xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết.

31/01/2015
Thông Tin Về Sữa Ế Tại Xã Phù Đổng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội Đã Bước Đầu Thu Mua Ổn Định Thông Tin Về Sữa Ế Tại Xã Phù Đổng, Huyện Gia Lâm, Hà Nội Đã Bước Đầu Thu Mua Ổn Định

Như tin báo Kinh tế & Đô thị đã đưa, tình trạng sữa tươi sản xuất ra không tiêu thụ hết tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội và một số địa phương khác đã khiến cho người chăn nuôi lo lắng. Ngày 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTNT) đã có buổi làm việc với các hộ sản xuất và DN để tìm hướng tháo gỡ. Đến nay, tình hình thu mua sữa đã bước đầu đi vào ổn định.

31/01/2015
Tập Trung Cấy Xong Trong Tháng 2 Tập Trung Cấy Xong Trong Tháng 2

Đối với lúa vụ xuân 2015, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc chỉ đạo nông dân gieo mạ trà lúa xuân muộn xung quanh tiết Lập xuân (4/2) và cấy xong trong tháng 2/2015. Đối với lúa gieo thẳng tập trung gieo từ 10 - 25/2 (trước hoặc ngay sau Tết Âm lịch, tùy theo nhóm giống) để đảm bảo thời gian lúa trỗ thuận lợi nhất.

31/01/2015
Báo Động Việc Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Báo Động Việc Lạm Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Tình trạng nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) còn diễn ra phổ biến, trong khi công tác quản lý việc sử dụng cũng như kinh doanh thuốc BVTV ở cơ sở còn rất hạn chế. Đó là những yếu kém được chỉ ra tại Hội nghị toàn quốc về công tác BVTV do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 29/1.

31/01/2015