Nông dân Hà Nội có nguy cơ đổ nợ ngân hàng vì nuôi gà thua lỗ

Theo ghi nhận của chúng tôi, với khoản vay ngân hàng 200 triệu đồng phục vụ nuôi gà đẻ trứng , việc nuôi gà của anh Nguyễn Văn Minh (Tốt Động, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) trong 2 năm nay chỉ bị lỗ hay hòa chứ chưa hề có lãi.
Tuy nhiên, anh Minh vẫn đang cố cầm cự qua từng vụ với hy vọng kiếm đủ tiền trả lãi để không bị vỡ nợ ngân hàng.
Kém may mắn hơn anh Minh, vợ chồng anh Hà Huy Túy và chị Nguyễn Thị Thuỳ ở Tốt Động đã vay 300 triệu đồng trong số vốn hơn 1 tỷ đồng để đầu tư nuôi khoảng 10.000 con gà đẻ trứng.
Tuy nhiên, tất cả những gì anh chị còn lại hiện nay là khu chuồng nuôi trống trơn. Do bị lỗ triền miên, anh chị không còn tiền để tái đàn.
Ở Tốt Động, ước tính có hàng trăm hộ nuôi gà đã vay vốn ngân hàng, trung bình mỗi hộ vay khoảng 200 triệu đồng.
Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, chưa có hộ chăn nuôi gà nào tại địa phương này trả được nợ gốc .
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 8/2015 đạt 60,2 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm 2014.

Tại hội thảo với chủ đề “Tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường lúa gạo và chăn nuôi Việt Nam” tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh mới đây, đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) thông tin

Sơn La là tỉnh có đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày, hiện toàn tỉnh còn 80 vạn ha đất trống đồi núi trọc chưa được khai thác sử dụng. Trong đó 13,7 vạn ha đất và mặt nước có khả năng sản xuất nông nghiệp.

Chiều 23/9, Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức trao tặng xe chở rác và triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn xã Kỳ Thư (huyện Kỳ Anh).

Bây giờ, khi nói về nông thôn, chúng ta thường hay nói tới việc “Xây dựng nông thôn mới” với 5 nhóm cụ thể bao gồm 19 tiêu chí về quy hoạch; hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa - xã hội, môi trường; hệ thống chính trị xã hội.