Nông dân Hà Nội có nguy cơ đổ nợ ngân hàng vì nuôi gà thua lỗ

Theo ghi nhận của chúng tôi, với khoản vay ngân hàng 200 triệu đồng phục vụ nuôi gà đẻ trứng , việc nuôi gà của anh Nguyễn Văn Minh (Tốt Động, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) trong 2 năm nay chỉ bị lỗ hay hòa chứ chưa hề có lãi.
Tuy nhiên, anh Minh vẫn đang cố cầm cự qua từng vụ với hy vọng kiếm đủ tiền trả lãi để không bị vỡ nợ ngân hàng.
Kém may mắn hơn anh Minh, vợ chồng anh Hà Huy Túy và chị Nguyễn Thị Thuỳ ở Tốt Động đã vay 300 triệu đồng trong số vốn hơn 1 tỷ đồng để đầu tư nuôi khoảng 10.000 con gà đẻ trứng.
Tuy nhiên, tất cả những gì anh chị còn lại hiện nay là khu chuồng nuôi trống trơn. Do bị lỗ triền miên, anh chị không còn tiền để tái đàn.
Ở Tốt Động, ước tính có hàng trăm hộ nuôi gà đã vay vốn ngân hàng, trung bình mỗi hộ vay khoảng 200 triệu đồng.
Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, chưa có hộ chăn nuôi gà nào tại địa phương này trả được nợ gốc .
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, huyện Châu Thành (Tiền Giang) đã mở rộng diện tích vườn trồng cây ăn quả các loại lên gần 11.400 ha cho sản lượng mỗi năm trên 177.000 tấn trái cây các loại.

Làng Đồng Dụ (xã Đặng Cương, huyện An Dương, Hải Phòng) xưa có giống cam đường được chọn để tiến vua. Trải qua vài trăm năm, giống cam này mai một dần và đến nay đã tuyệt chủng.

Giảm ô nhiễm môi trường, vật nuôi ít bệnh, tăng trưởng tốt, tiết kiệm chi phí chăn nuôi... là hiệu quả mang lại từ mô hình ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia súc, gia cầm đang được triển khai tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.

Về thôn Đức Long 3, xã An Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) hỏi anh Lê Văn Phương nuôi lươn, trạch thì ai cũng biết. Nổi tiếng như vậy vì anh là người đầu tiên khởi xướng nghề nuôi lươn, trạch ở xã An Nông và là người trong xã có thu nhập cao từ nghề này.