Nông dân Hà Nội có nguy cơ đổ nợ ngân hàng vì nuôi gà thua lỗ

Theo ghi nhận của chúng tôi, với khoản vay ngân hàng 200 triệu đồng phục vụ nuôi gà đẻ trứng , việc nuôi gà của anh Nguyễn Văn Minh (Tốt Động, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) trong 2 năm nay chỉ bị lỗ hay hòa chứ chưa hề có lãi.
Tuy nhiên, anh Minh vẫn đang cố cầm cự qua từng vụ với hy vọng kiếm đủ tiền trả lãi để không bị vỡ nợ ngân hàng.
Kém may mắn hơn anh Minh, vợ chồng anh Hà Huy Túy và chị Nguyễn Thị Thuỳ ở Tốt Động đã vay 300 triệu đồng trong số vốn hơn 1 tỷ đồng để đầu tư nuôi khoảng 10.000 con gà đẻ trứng.
Tuy nhiên, tất cả những gì anh chị còn lại hiện nay là khu chuồng nuôi trống trơn. Do bị lỗ triền miên, anh chị không còn tiền để tái đàn.
Ở Tốt Động, ước tính có hàng trăm hộ nuôi gà đã vay vốn ngân hàng, trung bình mỗi hộ vay khoảng 200 triệu đồng.
Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, chưa có hộ chăn nuôi gà nào tại địa phương này trả được nợ gốc .
Có thể bạn quan tâm

Đó là khẳng định của ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ NNPTNT tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều ngày, 17/9.

Có thể nói, hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản năm nay của ngư dân thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) không thuận lợi vì chi phí đánh bắt tăng cao dẫn đến đời sống của ngư dân khai thác và sơ chế thủy sản gặp không ít khó khăn.

Thạc sĩ Phan Phương Loan, Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên (Trường đại học An Giang) vừa thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá trê vàng”. Đề tài triển khai thực nghiệm tại ấp Bình Hòa 2, xã Mỹ Khánh (TP.Long Xuyên) bằng hai hình thức sử dụng 100% thức ăn là cá tạp và 50% cá tạp, kết hợp 50% thức ăn công nghiệp.

Hơn 10 ngày qua, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) tăng nhẹ trở lại. Hiện tôm loại 1 có giá hơn 1,7 triệu đồng/kg, tôm loại 2 và loại 3 giá từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/kg, cao hơn 200.000 đồng so với trước đây 2 tuần.

Niên vụ 2012 - 2013, tổng diện tích mía tím trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) tăng hơn 300 ha. Nếu như trước đây, mía tím chỉ được trồng ở những khu vực đất đai màu mỡ, gần nguồn nước như: xã Sơn Hiệp, Ba Cụm Bắc, thị trấn Tô Hạp... thì hiện nay, cây mía tím đã được trồng ở một số khu vực có điều kiện sản xuất không thuận lợi như xã Ba Cụm Nam.