Nông Dân Giật Mình Vì Phân Bón Giả

Tại Phú Yên và Bình Định, cơ quan chức năng đang vào cuộc về vụ phát hiện 48 bao phân giả nhãn hiệu Bình Điền. Sau đó, nhiều hộ dân khác mới tá hỏa: Thời gian qua đã sử dụng phân bón… tào lao.
Đến chiều 21.2, có thêm ít nhất 20 người dân ở xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đến cơ quan chức năng nhờ cứu xét vì đã mua phải phân giả, tương tự 48 bao phân giả nhãn hiệu đầu trâu NPK vừa phát hiện tại 5 trại trồng dưa ở thôn Suối Cối 1 (Xuân Quang 1).
Chủ một trại dưa ở đây, ông Võ Trung Trực (đến từ TX.An Nhơn, Bình Định) bức xúc: “Tất cả mọi người đều mua phân, thuốc trừ sâu từ các đại lý ở Bình Định, mỗi hộ không dưới 30 triệu đồng. Mong cơ quan chức năng điều tra làm rõ bộ mặt của những kẻ sản xuất, bán phân giả cho nông dân”.
Đại diện UBND xã Xuân Quang 1 cho hay, đã tiếp nhận đơn của 5 hộ trồng dưa ở thôn Suối Cối 1 (chủ yếu là người Bình Định đến thuê đất làm) nhờ chính quyền can thiệp vấn đề phân giả. Các hộ này đều mua phân của đại lý phân bón A.T. (TP.Quy Nhơn, Bình Định). Chính quyền xã đang tích cực phối hợp với cơ quan công an để thu thập chứng cứ, xử lý vụ việc, bảo vệ quyền lợi cho bà con.
Theo ông Lê Bá Cung - cán bộ marketing thuộc Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, trước Tết Giáp Ngọ, công ty đã báo cáo bằng văn bản đến Công an Bình Định về việc nghi ngờ 3 đại lý có hành vi sản xuất phân bón giả nhãn hiệu của đơn vị, đó là đại lý phân bón A.T (Quy Nhơn), đại lý phân bón K và đại lý phân bón T (Phù Mỹ, Bình Định).
Công ty Bình Điền đang phối hợp với các ngành chức năng để sớm phanh phui vụ việc, bảo vệ người tiêu dùng và thương hiệu đã được bảo hộ. Riêng loại phân “trà trộn” nhãn hiệu Đầu Trâu của Bình Điền, bị phát hiện tại Đồng Xuân, đích thị là phân giả mạo.
Phóng viên tìm cách liên lạc với đại diện đại lý phân bón A.T, thì được thừa nhận đã bán 48 bao phân cho 5 hộ trồng dưa tại Đồng Xuân. Khi sự việc “bại lộ”, đại lý này đã đem 48 bao phân chính hiệu Bình Điền đến các trại dưa để bồi hoàn. Thế nhưng người của đại lý này nói là “không biết nguồn gốc lô phân rởm, vì mua lại từ một số đại lý khác ở Bình Định, rồi bán lại”.
Có thể bạn quan tâm

Giá phân bón tăng đột biến vào đầu vụ sản xuất khiến nông dân gặp không ít khó khăn. Cụ thể, giá các loại phân ure hiện dao động từ 420 - 470 ngàn đồng/bao 50 kg, tăng từ 50 - 60 ngàn đồng/bao so với một tháng trước đó; giá phân NPK khoảng 570 ngàn đồng/bao 50 kg, tăng 50 ngàn đồng/bao...

Với lợi thế có Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Viện Nghiên cứu rau quả T.Ư đóng trên địa bàn, những năm qua, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã vận động Nhân dân chuyển từ cấy lúa sang sản xuất cây giống đạt hiệu quả kinh tế cao.

Vụ mía đường 2014 - 2015, thời tiết khô hạn kéo dài, giá đường xuống thấp, tiêu thụ chậm đã gây không ít khó khăn cho các nhà máy. Tuy nhiên, các nhà máy đường vẫn tập trung triển khai vụ ép mới, nâng cao năng suất để sẵn sàng cho một vụ ép mới hiệu quả hơn.

Theo ông Nguyễn Xuân Trương, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, hiện nay phong trào chăn nuôi ở xã đang phát triển mạnh về số hộ lẫn đàn vật nuôi, ngoài nuôi heo, gà... thì mô hình chăn nuôi dê đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Giun (trùn) quế có chứa trên 8% axit, khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi giúp vật nuôi ăn khỏe, chóng lớn, ít bệnh tật, cho thịt thơm ngon hơn hẳn so với vật nuôi thông thường. Ngày càng có nhiều hãng sản xuất thức ăn công nghiệp quan tâm đưa bột trùn trộn vào thức ăn chăn nuôi để tạo sự khác biệt so với thức ăn thông thường, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.