Nông Dân Giảm Trồng Mía

Giá đầu ra không ổn định đã khiến nhiều nông dân tại xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc -Đồng Nai) ngưng trồng mía để chuyển sang các loại cây trồng khác với hy vọng thu nhập cao hơn.
Hiện nay, tổng diện tích mía tại xã Xuân Bắc chỉ còn khoảng 870 hécta, giảm gần 150 hécta so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân chính là do giá cả thấp, nông dân không có lãi, nhiều hộ chuyển sang trồng các loại cây khác, như: bắp, mì, thanh long, tiêu…
Gia đình bà Huỳnh Thị Thúy Diễm, ngụ tại ấp 1 có trên 3 hécta mía, song vụ thu hoạch vừa qua bà chỉ thu được trên 70 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình bà suýt bị lỗ. Do đó, vụ hè - thu này, bà Diễm chuyển 2,5 hécta sang trồng bắp, mì, chỉ giữ lại 0,5 hécta mía.
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Văn Thi, ngụ tại ấp 8, xã Xuân Bắc cũng đã chuyển tất cả 8 hécta mía sang trồng bắp, khoai mì và lúa, dù gia đình ông đã có thời gian hơn 10 năm gắn bó với cây mía. Ông Thi cho biết: “Với giá bán 500 ngàn đồng/tấn, mỗi hécta tôi thu về khoảng 25 triệu đồng, trừ các chi phí thì không còn lãi”.
Theo tính toán của một số nông dân, nếu chuyển sang trồng bắp thì mỗi năm canh tác được 3 vụ, năng suất trung bình khoảng 8 tấn/hécta, với giá khoảng 6 ngàn đồng/kg thì sau khi trừ chi phí, mỗi hécta có thể lãi trên 70 triệu đồng/năm.
Được biết, Xuân Bắc có tổng diện tích mía lớn nhất, nhì toàn tỉnh, hàng năm cung cấp hơn 50 triệu tấn mía cho các nhà máy sản xuất đường. Trước tình hình người dân ồ ạt chuyển đổi cây trồng như hiện tại, nếu không có những chính sách hỗ trợ kịp thời thì trong thời gian ngắn nữa, vùng nguyên liệu mía sẽ bị thu hẹp đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Cùng với việc khảo sát và đánh giá nguồn lợi hải sản xa bờ, dự án tập trung vào mục tiêu tăng cường sự hiểu biết của mỗi quốc gia trong việc quản lý nghề cá xa bờ, nhất là quản lý nguồn lợi cá ngừ đại dương; góp phần nâng cao trách nhiệm của các nước và các tổ chức trong khu vực để cùng tham gia quản lý nguồn lợi xa bờ.

Trong thời gian nuôi, cán bộ Trung tâm KN và Trạm Khuyến nông các huyện, TP đã xuống địa bàn thường xuyên để hướng dẫn kỹ thuật và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh về môi trường, dịch bệnh đồng thời đưa ra những kinh nghiệm, những sáng kiến trong nuôi thủy sản để bà con áp dụng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh mở rộng quy mô, ngành chuyên môn sẽ áp dụng các giải pháp đồng bộ để tăng năng suất tôm nuôi. Đồng thời, kết hợp nuôi đa con trên cùng một đơn vị diện tích. Địa phương có giải pháp bố trí, sắp xếp và tạo điều kiện phát huy lĩnh vực khai thác biển, nhất là khai thác xa bờ.

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 20 doanh nghiệp chế biến thủy sản, kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 150 - 160 triệu USD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài nhưng không dễ thực hiện vì thiếu nguồn nguyên liệu và giá cả không ổn định.

Qua 6 tháng nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật nên đàn gà phát triển tốt, tỷ lệ mắc bệnh thấp, trọng lượng bình quân đạt 1,6 kg/con, tỷ lệ sống 95%. Tổng số trứng gà đẻ thu được 1.683 quả (trong 3 tháng), tính giá bán thời điểm nuôi với giá 2.800 đ/quả thì tổng thu là 4.712.400đ.