Nông Dân Được Tập Huấn Cách Trồng Mía Năng Suất Và Chất Lượng Cao

Sáng 17-9, tại xã Kim Tân, huyện Ia Pa, Viện Nghiên cứu Mía đường phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác mía năng suất và chất lượng cao cho nông dân trồng mía vùng Đông Nam tỉnh.
Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Mía đường đã hướng dẫn cho hơn 100 nông dân trồng mía các chuyên đề gồm: Giống mía và đặc điểm một số giống mía đang trồng tại Gia Lai; các biện pháp kỹ thuật thâm canh mía; biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh, cỏ dại và chuột gây hại trên cây mía...
Các nông dân dự tập huấn đã đến thực địa tham quan ruộng mía trồng giống mới LK92-11 là giống mía chín sớm. Đây là loại giống mía có tính ưu việt hơn nhiều loại giống người dân đang trồng đại trà như: mọc mầm khỏe, đẻ nhánh mạnh, mật độ cây hữu hiệu cao, không trổ cờ, không bị đổ ngã, khả năng lưu gốc tốt, có hàm lượng đường 12-14 CCS, năng suất trên 110 tấn/ha..
Khu vực Đông Nam tỉnh hiện có hơn 3.000 hộ nông dân trồng trên 11.000 ha mía, đáp ứng nhu cầu Nhà máy Đường Ayun Pa nâng công suất lên 6.500 tấn mía cây/ngày trong vụ ép 2014-2015.
Có thể bạn quan tâm

Đứng thẫn thờ nhìn ruộng lúa gần 20 ngày tuổi chết dần chết mòn, chị Phan Thị Hòa ở thôn Đơn Sa, xã Quảng Phúc (huyện Quảng Trạch - Quảng Bình) quả quyết “Phải gieo lại thôi, chứ như thế này không cứu vãn được nữa”.

Những ngày này, bà con nông dân ở Câu lạc bộ (CLB) cây ăn trái Đồng Tiến (ấp 6, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đang phấn khởi chuẩn bị bước vào thu hoạch cam, quýt phục vụ thị trường tết với giá bán cao.

Sở KH-CN Nghệ An phối hợp với Cty Nông nghiệp Xuân Thành triển khai dự án “Trồng thử nghiệm ổi xen cam” tại huyện Quỳ Hợp nhằm hạn chế tối đa khả năng xuất hiện và gây hại của rầy chổng cánh, tác nhân lan truyền bệnh Greening.

Chuẩn bị sẵn sàng phục vụ thị trường xoài Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, năm nay 42 xã viên của Hợp tác xã xoài Mỹ Xương (Đồng Tháp) dự kiến sẽ cung cấp ra thị trường trên 120 tấn xoài các loại, chủ yếu là xoài cát chu (xoài cát hòa lộc chỉ chiếm khoảng 10%).

Sau thời gian triển khai công tác chống dịch, đến nay có khoảng 2.100/2.700 ha nhãn tiêu da bò bị bệnh “chổi rồng” đã phục hồi và phát triển trở lại sau khi được cắt tỉa và phun thuốc (trong đó có 600ha cho trái).