Nông Dân Được Tập Huấn Cách Trồng Mía Năng Suất Và Chất Lượng Cao

Sáng 17-9, tại xã Kim Tân, huyện Ia Pa, Viện Nghiên cứu Mía đường phối hợp với Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác mía năng suất và chất lượng cao cho nông dân trồng mía vùng Đông Nam tỉnh.
Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Mía đường đã hướng dẫn cho hơn 100 nông dân trồng mía các chuyên đề gồm: Giống mía và đặc điểm một số giống mía đang trồng tại Gia Lai; các biện pháp kỹ thuật thâm canh mía; biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh, cỏ dại và chuột gây hại trên cây mía...
Các nông dân dự tập huấn đã đến thực địa tham quan ruộng mía trồng giống mới LK92-11 là giống mía chín sớm. Đây là loại giống mía có tính ưu việt hơn nhiều loại giống người dân đang trồng đại trà như: mọc mầm khỏe, đẻ nhánh mạnh, mật độ cây hữu hiệu cao, không trổ cờ, không bị đổ ngã, khả năng lưu gốc tốt, có hàm lượng đường 12-14 CCS, năng suất trên 110 tấn/ha..
Khu vực Đông Nam tỉnh hiện có hơn 3.000 hộ nông dân trồng trên 11.000 ha mía, đáp ứng nhu cầu Nhà máy Đường Ayun Pa nâng công suất lên 6.500 tấn mía cây/ngày trong vụ ép 2014-2015.
Có thể bạn quan tâm

Gừng tươi lâu nay ổn định từ 40.000 đồng – 50.000/kg nay tăng lên 80.000 đồng/kg; trứng giá cầm tăng 3.000 – 5.000 đồng/hộp (10 trứng). Theo lý giải của các tiểu thương, hiện nay các mặt hàng gia vị hàng không đáp ứng đủ nên giá tăng lên. Bên cạnh đó, hiện đang vào mùa sản xuất bánh trung thu nên nhu cầu trứng tăng cao, vì vậy giá trứng gia cầm tăng mạnh.

Ngay sau đó, mầm bệnh tiếp tục lây lan sang đàn bò của ông Nguyễn Tấn Xí trú cùng thôn. Ông Thống nói: “Tính đến thời điểm này, tại thôn Trung Phường của xã Duy Hải đã có 8 con bò bị nhiễm dịch lở mồm long móng.

“Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) là hình thức sản xuất tập trung, phát huy mối liên kết “4 nhà”, tạo đầu ra ổn định với lợi nhuận cao cho nông dân (ND), giúp ND yên tâm sản xuất.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Cà Mau, 6 tháng đầu năm nay tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp diễn biến phức tạp và lây lan trên diện rộng, chưa có chiều hướng suy giảm. Tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp toàn tỉnh gần 7.500 ha, trong đó diện tích đang thả nuôi hơn 5.800 ha, còn lại đang phơi đầm và cải tạo.

Sau vấn đề nước tưới, việc bón phân cân đối, phù hợp cũng là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm năng suất, chất lượng và tính bền vững cho cây cà phê. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là tình trạng nông dân bón phân nhiều hơn khuyến cáo, trong đó có việc lạm dụng phân vô cơ, theo đó đã gây ra nhiều hệ lụy…