Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông dân Đồng Tháp kiếm hơn 100 triệu từ trồng xoài

Nông dân Đồng Tháp kiếm hơn 100 triệu từ trồng xoài
Ngày đăng: 08/08/2015

Xoài là một trong những loại cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn trong khu vực ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ. Trong những năm qua, điệp khúc được mùa mất giá cũng thường xuyên xuất hiện trên cây xoài.

Để giải quyết bài toán này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phân công tỉnh Đồng Tháp làm Nhóm trưởng trong việc thực hiện rải vụ xoài cho khu vực. Qua đó, đã có nhiều kinh nghiệm và cách làm hay từ địa phương để giúp nâng cao giá trị hàng hóa nông sản.

Tại Đồng Tháp, hiện toàn tỉnh có 9.000 ha chuyên canh xoài, trong đó gần 80% diện tích đang sản xuất rải vụ thu hoạch từ tháng 6, 7, 8 hàng năm với mức giá khá cao, đem lại thu nhập đáng kể cho người nông dân.

Theo kết quả khảo sát do Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL thực hiện năm ngoái, tại 166 nông hộ trồng xoài của tỉnh Đồng Tháp, thu nhập từ trồng xoài của một hộ dân nơi đây đạt trung bình 186 triệu đồng/năm, với lợi nhuận khoảng 105 triệu đồng/hộ/năm. Như vậy, cây xoài mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân.

Tiến sĩ Nguyễn Thành Tài, Phó Giám đốc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, công việc đầu tiên đối với rải vụ xoài là sẽ tiếp tục hỗ trợ các chương trình khuyến nông cho bà con nông dân sẽ sản xuất nghịch vụ, nhất là trong các tháng 6 đến tháng 8 – thời điểm xoài rất ít, giá hấp dẫn.

Thời gian gần đây, Đồng Tháp cũng đã đưa cây xoài vào trong 5 ngành hàng chủ yếu thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2020 và tầm nhìn 2030. Bằng nguồn kinh phí khuyến nông tỉnh cũng đang thực hiện hỗ trợ một phần phân bón, thuốc xử lí ở các vườn sản xuất xoài rải vụ.

Từ kinh nghiệm của Đồng Tháp, Phó giáo sư tiến sĩ Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phân tích: Đứng về góc độ quản lí nhà nước, Cục trồng trọt khẳng định tầm quan trọng của rải vụ xoài trong bối cảnh phát triển và nhu cầu của thị trường hiện nay.

Từ những kinh nghiệm rút ra trong sản xuất, tại Hội thảo rải vụ xoài lần thứ 2 do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức mới đây tại Đồng Tháp nhiều vấn đề đã được phân tích. Trong đó, các địa phương quan tâm là khi triển khai rải vụ toàn khu vực là cách thức phân chia theo tỉnh như thế nào, thời điểm nào là thu hoạch…làm sao để có sự thống nhất, không chồng chéo giữa các tỉnh.

Bên cạnh đó, đối với Đồng Tháp có hơn 2/3 diện tích canh tác xoài tại thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh đã và đang thực hiện rải vụ. Tuy nhiên hình thức bón phân, xử lí thuốc như thế nào là đúng và đảm bảo tuân thủ theo tiêu chuẩn an toàn VietGap, GlobalGap thì vẫn chưa cụ thể.

Do đó, các địa phương thống nhất cần có một quy trình đưa ra từ phía các cơ quan chuyên môn cấp Bộ làm tiêu chuẩn chung cho cả vùng. Mặc khác theo các nhà khoa học thì điều quan trọng hơn trong vấn đề rải vụ là thay đổi nhận thức và đổi mới mô hình sản xuất.

Phó giáo sư tiến sĩ Trần Văn Hâu, Trường Đại học Cần Thơ cho biết, ĐBSCL mặc dù đất đai từng vùng hơi khác nhưng thời tiết, nhiệt độ, ẩm độ... tương đối giống nhau nên cả vùng đều có thể sản xuất ra hoa rải vụ được. “Nếu phân sản xuất rải vụ theo từng tỉnh thì thật ra chỉ có ý nghĩa về mặt hành chính. Chứ còn về điều kiện tự nhiên khác nhau giữa các vùng là không có. Do đó, muốn rải vụ ở ĐBSCL để có thể là bán được giá tương đối ổn định thì phải có cơ chế mà lớn nhất là thị trường,” TS Hâu nói.

Hiện toàn vùng có hơn 23.000 ha canh tác xoài với sản lượng hàng năm ước đạt trên 87.000 tấn. Từ cách làm mang lại hiệu quả bước đầu, vấn đề đặt ra từ các địa phương là thống nhất kiến nghị Bộ Nông nghiệp đưa chương trình rải vụ xoài vào trong những chương trình trọng tâm của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần có sự quan tâm nhiều hơn trong việc hỗ trợ các tỉnh tổ chức rải vụ nhằm đưa quy trình sản xuất rải vụ đi vào thực tế và mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

130 Tấn Thanh Long Cho Hà Nội Mỗi Ngày 130 Tấn Thanh Long Cho Hà Nội Mỗi Ngày

Hội nghị kết nối nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giữa TP. Hà Nội và 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng diễn ra tại Phan Thiết vào ngày 18/9/2014. Tại đây, đại diện lãnh đạo Sở Công Thương TP. Hà Nội cho hay, quả thanh long lưu chuyển qua hai chợ đầu mối chủ yếu tại thủ đô để tiêu thụ vào khoảng 130 tấn/ngày.

19/09/2014
Hướng Đến Mặt Hàng Cao Su Sản Xuất Lốp Ô Tô Hướng Đến Mặt Hàng Cao Su Sản Xuất Lốp Ô Tô

Nếu sắp tới không mưa nhiều, không gió bão thì vùng cao su ở Đức Linh, Tánh Linh năm nay khả năng trúng mùa. Tuy nhiên, không có tín hiệu nào để người trồng cao su ở đây hy vọng giá mủ sẽ lên (trong thời gian cạo kéo dài) từ nay đến tết.

19/09/2014
Đặc Sản Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng “Chào Hàng” Thị Trường Hà Nội Đặc Sản Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng “Chào Hàng” Thị Trường Hà Nội

Đây là cơ hội hiếm có để các địa phương tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng cũng như xúc tiến quảng bá, tiếp cận thị trường Hà Nội đối với sản phẩm lợi thế của từng vùng miền. Tại hội nghị, nhiều đặc sản của 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng đã tranh thủ “chào hàng” đến các đơn vị chức năng, doanh nghiệp tại Hà Nội.

19/09/2014
Thực Hiện Nghị Định 67/2014 Những Ngư Dân Đón Đầu Cơ Hội Thực Hiện Nghị Định 67/2014 Những Ngư Dân Đón Đầu Cơ Hội

Chúng tôi trở lại cơ sở đóng tàu Lộc Minh tại phường Hưng Long (Phan Thiết) vào những ngày đầu tháng 9/2014 tìm hiểu việc vay vốn đóng tàu của ngư dân theo Nghị định 67/2014 có gì trở ngại? Tiếng đục, đẽo lách cách, tiếng cưa máy xè xè đều đặn, tiếng cười nói râm ran…, khiến cho cơ sở đóng tàu Lộc Minh trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết.

19/09/2014
Thận Trọng Khi Xuất Bán Tôm Thương Phẩm Thận Trọng Khi Xuất Bán Tôm Thương Phẩm

Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công văn số 2417/TCTS-NTTS về việc cảnh báo cơ sở nuôi tôm khi xuất bán tôm thương phẩm.

19/09/2014